Nhận biết các phiên bản máy bay trực thăng thuộc họ Mi-8 của KQVN

Minh Khoa |

(Soha.vn) - Có mặt trong biên chế từ cuối năm 1973, cho đến ngày nay những máy bay thuộc họ Mi-8 vẫn là xương sống của lực lượng trực thăng Việt Nam.

Dưới đây là những hình ảnh về các phiên bản trực thăng thuộc họ Mi-8 của Không quân Việt Nam

Mi-8T thế hệ trực thăng Mi-8 đầu tiên của không quân Việt Nam, trực thăng có 2 động cơ TV2-117 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tối đa 250 km/h và tầm bay 450 km, Mi-8T mang được 4 ống phóng UB 16-57-KV và súng máy PKT. Trong chiến dịch truy quét tàn quân Khơ Me Đỏ, Mi-8T của Không quân Việt Nam được nhà máy A41 lắp súng máy M60 của Mỹ để lại.

Mi-8T thế hệ trực thăng Mi-8 đầu tiên của không quân Việt Nam, trực thăng có 2 động cơ TV2-117 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tối đa 250 km/h và tầm bay 450 km, Mi-8T mang được 4 ống phóng UB 16-57-KV và súng máy PKT. Trong chiến dịch truy quét tàn quân Khơ Me Đỏ, Mi-8T của Không quân Việt Nam được nhà máy A41 lắp súng máy M60 của Mỹ để lại.

Từ giai đoạn 1982, Không quân Việt Nam được trang bị loại trực thăng Mi-8T mới hơn từ nhà máy Ulan-Ude với động cơ TV2-117TG mạnh hơn, càng hạ cánh được gia cố và lắp đặt thêm hệ thống giảm rung trên cánh quạt​.

Từ giai đoạn 1982, Không quân Việt Nam được trang bị loại trực thăng Mi-8T mới hơn từ nhà máy Ulan-Ude với động cơ TV2-117TG mạnh hơn, càng hạ cánh được gia cố và lắp đặt thêm hệ thống giảm rung trên cánh quạt​.

Không quân Việt Nam còn được trang bị phiên bản dân sự - chở khách của dòng Mi-8 là Mi-8P, điểm nhận biết là cửa sổ hình vuông khác với cửa sổ hình tròn trên Mi-8T (nguồn ảnh:VNAS).

Không quân Việt Nam còn được trang bị phiên bản dân sự - chở khách của dòng Mi-8 là Mi-8P, điểm nhận biết là cửa sổ hình vuông khác với cửa sổ hình tròn trên Mi-8T.

Từ cuối năm 1984, Không quân Việt Nam bắt đầu nhận Mi-17 hay Mi 8-MT từ Liên Xô với động cơ TV3-117 MT công suất 2.190 mã lực, tầm bay đạt 550 km, đây là dòng trực thăng mới được đưa vào biên chế với năng lực cao hơn 1,5 lần so với Mi-8T, phục vụ nhiều nhiệm vụ chiến đấu lẫn trong thời bình (nguồn ảnh: sưu tầm).

Từ cuối năm 1984, Không quân Việt Nam bắt đầu nhận Mi-17 hay Mi 8-MT từ Liên Xô với động cơ TV3-117 MT công suất 2.190 mã lực, tầm bay đạt 550 km, đây là dòng trực thăng mới được đưa vào biên chế với năng lực cao hơn 1,5 lần so với Mi-8T, phục vụ nhiều nhiệm vụ chiến đấu lẫn trong thời bình.

Từ cuối năm 1995, Không quân Việt Nam tiếp tục đưa vào biên chế loại trực thăng mới hơn là Mi-17 1V với động cơ TV3-117 VMA, tầm bay 610 km, phù hợp với điều kiện nóng ẩm, rừng núi như Việt Nam. Mi-17 1V trong biên chế Binh Đoàn 18 - Bộ Quốc Phòng phục vụ chương trình bay MIA lẫn phục vụ trong không quân một cách hiệu quả, tiêu biểu là chuyến cứu nạn của máy bay số hiệu 8411 của trung đoàn không quân 930 đã cứu sống 18 người phu vàng ở làng Rô, xã Tà Ni,huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vào ngày 9/9/2009, đây là chuyến cứu nạn thành công lớn nhất do Không quân Việt Nam thực hiện.

Từ cuối năm 1995, Không quân Việt Nam tiếp tục đưa vào biên chế loại trực thăng mới hơn là Mi-17 1V với động cơ TV3-117 VMA, tầm bay 610 km, phù hợp với điều kiện nóng ẩm, rừng núi như Việt Nam. Mi-17 1V trong biên chế Binh Đoàn 18 - Bộ Quốc Phòng phục vụ chương trình bay MIA lẫn phục vụ trong Không quân một cách hiệu quả, tiêu biểu là chuyến cứu nạn của máy bay số hiệu 8411 của trung đoàn không quân 930 đã cứu sống 18 người phu vàng ở làng Rô, xã Tà Ni,huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vào ngày 9/9/2009, đây là chuyến cứu nạn thành công lớn nhất do Không quân Việt Nam thực hiện.

Mi-17 1V của Binh Đoàn 18 - Bộ Quốc Phòng bay hỗ trợ chương trình MIA tại Việt Nam.

Mi-17 1V của Binh Đoàn 18 - Bộ Quốc Phòng bay hỗ trợ chương trình MIA tại Việt Nam.

Từ cuối năm 2004, Không quân Việt Nam được trang bị loại máy bay Mi-172 nhằm phục vụ các chuyến bay chuyên cơ cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quân Đội đi công tác. Mi-172 sử dụng động​ cơ TV3-117VM công suất 2.200 mã lực, tầm bay 620 km, Mi-172 còn phục vụ tích cực trong hoạt động dầu khí, bay dịch vụ ở Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam - Bộ Quốc Phòng.

Từ cuối năm 2004, Không quân Việt Nam được trang bị loại máy bay Mi-172 nhằm phục vụ các chuyến bay chuyên cơ cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quân Đội đi công tác. Mi-172 sử dụng động​ cơ TV3-117VM công suất 2.200 mã lực, tầm bay 620 km, Mi-172 còn phục vụ tích cực trong hoạt động dầu khí, bay dịch vụ ở Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam - Bộ Quốc Phòng.

Từ cuối năm 2004, Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung Ương đã có kế hoạch mua loại trực thăng chuyên dụng cứu hộ - cứu nạn nhằm phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ nhân dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vào những ngày lễ lớn, trực thăng Mi-171 từ nhà máy Ulan Ude đã được lựa chọn.

Từ cuối năm 2004, Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung Ương đã có kế hoạch mua loại trực thăng chuyên dụng cứu hộ - cứu nạn nhằm phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ nhân dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vào những ngày lễ lớn, trực thăng Mi-171 từ nhà máy Ulan Ude đã được lựa chọn.

Trực thăng Mi-171 là bản mở rộng của Mi-17 và hướng đến thị trường xuất của của Oboronprom nhằm giành phần thị phần với các trực thăng Airbus Helicopter và Sikorsky. Những cải tiến bao gồm avionic, tiện nghi và an toàn hệ số cao, với những bước cải tiến và một số phiên bản được áp dụng Avionic của Phương Tây, khoảng cách về điện tử hàng không của Nga đã rút ngắn một cách đáng kể. Mi-171 hiện nay được đánh giá là loại trực thăng chủ lực trong thị trường xuất khẩu của Nga mảng quân sự cũng như dân sự và ưu tiên trang bị cho không quân và cơ quan an ninh Liên Bang Nga. Mi-171 sử dụng động cơ TV3-117VM/VK 2500, tầm bay 620 km, tốc độ tối đa 250 km,độ cao tối đa 6.000m, Mi-171 được sử dụng tích cực ở các nhiệm vụ quan trọng gồm cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, đặc biệt là các chuyến bay cứu nạn ở Trường Sa.

Trực thăng Mi-171 là bản mở rộng của Mi-17 và hướng đến thị trường xuất của của Oboronprom nhằm giành thị phần với các trực thăng Airbus Helicopter và Sikorsky. Những cải tiến bao gồm avionic, tiện nghi và hệ số an toàn cao, với những bước cải tiến và một số phiên bản được áp dụng Avionic của Phương Tây, khoảng cách về điện tử hàng không của Nga đã rút ngắn một cách đáng kể. Mi-171 hiện nay được đánh giá là loại trực thăng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của Nga mảng quân sự cũng như dân sự. Máy bay ưu tiên trang bị cho không quân và cơ quan an ninh Liên Bang Nga. Mi-171 sử dụng động cơ TV3-117VM/VK 2500, tầm bay 620 km, tốc độ tối đa 250 km,độ cao tối đa 6.000m, Mi-171 được sử dụng tích cực ở các nhiệm vụ quan trọng gồm cứu hộ cứu nạn, chống khủng bố, đặc biệt là các chuyến bay cứu nạn ở Trường Sa.

Trực thăng vận tải - chiến đấu Mi-171Sh

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại