Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin tuyên bố: “Nếu chúng tôi tính toán theo đồng rúp, các khoản tiền đó chúng tôi trả tiền và các khoản thanh toán bồi thường là gấp hơn 3 lần”.
Ông Dmitry Rogozin cho biết thêm: “Chúng tôi đã giải quyết được vấn đề với Mistral theo cách có lợi lớn cho chúng tôi. Các khoản thanh toán mà Pháp thực hiện rất cần thiết cho ngân sách; tuy nhiên, điều này làm giảm niềm tin trong mối quan hệ với Nga”.
Không chỉ thiệt hại về tài chính, thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ còn khiến uy tín của Pháp ảnh hưởng rất lớn.
Cụ thể, sau khi thương vụ Mistral của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã “vượt mặt” Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba.
Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiến hành.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức, nếu bàn giao tàu Mistral cho Nga và hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã ký kết vào năm 2011.
Theo báo cáo vừa được SIPRI công bố thì trong giai đoạn từ 2010-2014, Trung Quốc đã tăng 143% thị phần xuất khẩu vũ khí, trong khi tổng số lượng vũ khí chuyển giao toàn cầu khoảng thời gian này chỉ tăng 16% so với 5 năm trước đó.
Nghiên cứu của SIPRI cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang có những bước phát triển ngày càng mạnh.
Hiện tại, nước này đang đầu tư sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và tàu khu trục hải quân. Đồng thời các vũ khí chiến đấu của Trung Quốc cũng có mặt nhiều hơn trong các cuộc xung đột trên thế giới vì giá cả rẻ hơn các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong bảng xếp hạng quốc tế, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất với 31% tổng sản lượng vũ khí toàn cầu. Vị trí thứ 2 thuộc về Nga với 27%.
Năm 2011, Pháp đã đồng ý cung cấp hai tàu lớp Mistral cho Nga theo một hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD. Một trong hai chiếc tàu, Vladivostok, đáng lẽ phải được giao vào tháng 10/2014.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định hủy bỏ việc giao tàu Mistral do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một điều có thể khẳng định rằng với thương vụ Mistral, Pháp đã để quá nhiều yếu tố chính trị can thiệp vào các hợp đồng thương mại, và điều này là không thể chấp nhận đối với cách làm ăn quốc tế.
Ngoài việc thiệt hại kinh tế do không bàn giao tàu và phải bồi thường, tổn thất uy tín sẽ là thiệt hại mà Paris khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều.
Trong khi với tên tuổi là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, uy tín và doanh thu của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn rất nhiều với những hợp đồng tương lai.