Các chuyên gia Mỹ khuyến nghị cần trang bị cho trực thăng các hệ thống chống/gây nhiễu quang và điện tử, tăng cường khả năng tự vệ trước hỏa lực súng bộ binh, khả năng chịu đựng các sự cố, trang bị cho kíp lái và lính đổ bộ (đối với trực thăng vận tải quân sự) ghế ngồi có khả năng chống đạn tốt hơn, lắp đặt các hệ thống phát hiện các mối đe dọa khác nhau (như tên lửa), các hệ thống tự động phát hiện hỏa lực đối phương và các hệ thống điều khiển từ xa.
Trực thăng chiến đấu của Nga tại Syria.
Tờ VPK của Nga viết: “Nói cách khác, trong cuộc chiến chống IS ở vùng Cận Đông và Trung Á, Mi-28NE sẽ hiệu quả hơn Mi-35M”.
Mi-35M là phiên bản hiện đại hóa tối đa của dòng Mi-24, trong khi đó Mi-28NE được thiết kế mới từ đầu có ứng dụng rộng rãi những kinh nghiệm khai thác và sử dụng trong chiến đấu các loại trực thăng tại Afghanistan.
Điều kiện tác chiến tại đây tương tự như chiến trường chống IS hiện nay.
Ưu thế vượt trội của Mi-28NE so với Mi-35M chính là uy lực của vũ khí pháo được tăng cường như hệ thống NPPU-28 với pháo tự động 2A42 cỡ nòng 30 mm có cơ số đạn 300 viên. Đây cũng là loại pháo được trang bị cho xe chiến đấu bộ binh BMP-2.
Nga hiện đang sử dụng 4 loại đạn khác nhau cho pháo 2A42, gồm đạn xuyên giáp 3UBR6 và 3UBR8, đạn nổ mảnh 3UOF8 và đạn vạch đường nổ mảnh 3UOR6.
Hai loại đạn đầu tiên cho phép tiêu diệt mục tiêu bọc thép của đối phương từ khoảng cách lần lượt là 1.000-1.500 mét.
Mi-35M là phiên bản hiện đại hóa tối đa của dòng Mi-24.
Trong khi đó, 2A42 có thể sử dụng các loại đạn nổ mảnh và đạn vạch đường nổ mảnh của nhiều nước khác nhau. Tầm bắn hiệu quả tiêu diệt sinh lực định từ 2.000-4.000 mét, thùy thuộc vào loại đạn.
So với Mi-28NE, Mi-35M được trang bị loại pháo kém uy lực hơn. Đó là hệ thống NPPU-23 với pháo Gsh-23L cỡ nòng 23 mm và cơ số đạn 450 viên.
Các chỉ số về khả năng xuyên giáp của đạn sử dụng cho pháo Gsh-23L (23х115 mm) đều thua kém đạn sử dụng cho pháo 2A42 (30х165 mm).
Mi-35 Nga bán cho Iraq.
Ngoài ra, pháo Gsh-23/Gsh-23L chỉ được sử dụng rộng rãi ở Nga và Trung Quốc nên sẽ không thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau. Ưu thế duy nhất của pháo Gsh-23L là khả năng sử dụng loại đạn nhiều thành phần ME-23-Gsh.
Loại đạn này có tới 24 thành phần khác nhau có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sinh lực định không được bảo vệ.
Tải trọng có ích của Mi-35M lớn hơn (2.400 kg so với 2.100 kg) nhưng lại có danh mục vũ khí “nghèo” hơn so với Mi-28NE.
Mi-35M có thể mang theo các loại vũ khí treo bên ngoài gồm: 2 hệ thống UPK-23 với pháo Gsh-23L cùng 250 viên đạn cho mỗi hệ thống hoặc 4 khối B8V20A với các tên lửa không có điều khiển S-8 cỡ 80 mm (20 quả mỗi khối), 2 khối B13L1 với tên lửa không có điều khiển 122 mm S-13 (5 quả mỗi khối), tên lửa có điều khiển chống tăng họ 9M114 Shturm-V hoặc 9M120 Ataka-V (tối đa 8 quả cho một hệ thống phóng).
Mi-28NE của Nga.
Trong khi đó, ngoài các loại vũ khí trên, Mi-28NE còn có thể được trang bị các loại tên lửa không đối không Igla-S trong thành phần của tổ hợp vũ khí tên lửa có điều khiển Strelets.
Theo đánh giá của VPK, sự vượt trội thực sự của Mi-28NE so với Mi-35M chính là khả năng tự vệ được tăng cường. Mi-35M có giáp bảo vệ được tăng cường không đáng kể và vẫn bị các loại vũ khí từng được sử dụng để chống lại Mi-24 ở Afghanistan (1979-1989) đe dọa.
Trong số đó phải kể đến súng 12,7 mm, hệ thống phòng không ZGU-1 và pháo phòng không ZPU-1/2/4, hệ thống phòng không ZU-23-2.
IS hiện sở hữu rất nhiều súng cỡ nòng lớn sử dụng loại đạn 12,7х99 mm. Các loại vũ khí như vậy có thể tiêu diệt Mi-24 và Mi-35M một cách hiệu quả.