Hãng thông tấn Sputnik (Nga) dẫn nguồn từ tờ Rzeczpospolita cho biết một căn cứ quân sự mới của lực lượng thiết giáp Mỹ theo kế hoạch sẽ được đặt tại thành phố Ciechanow, tỉnh Mazovia, miền Trung Ba Lan.
Thông tin này được nói đến trong nội dung bức thư của Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Beata Oczkowicz gửi Thị trưởng thành phố Krzysztof Kosinski, căn cứ này sẽ được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của các lực lượng vũ trang Ba Lan và Mỹ.
Bức thư còn cho biết một thỏa thuận giữa Ba Lan và Mỹ về các cơ sở và khu vực đã được nhất trí bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/7. Thỏa thuận này nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước, trong đó có việc sử dụng chung tài sản.
Không chỉ có căn cứ tăng thiết giáp tại Ba Lan, hồi tháng 6/2015, Mỹ cũng đã khiến Nga bất an khi công khai kế hoạch triển khai loạt kho quân sự tại Ba Lan.
Trang Sputnik ngày 14/6, dẫn lời Bộ Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng cho phép Mỹ đặt nhiều nhà kho quân sự tại nước này.
Bộ trưởng Tomasz Siemoniak đã nhận được cam kết trong chuyến thăm Washington hồi tháng 5/2015 rằng, quyết định về việc triển khai các kho quân nhu và thiết bị quân sự tại Ba Lan sẽ sớm được phía Mỹ biến thành hiện thực.
Phát biểu trước truyền thông, ông Siemoniak cho biết: "Chúng tôi đang thảo luận về triển vọng này với phía Mỹ.
Chủ đề này đã được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp gần đây của tôi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Washington". Trong ảnh: Bom hạt nhân B61.
Người đứng đầu Quân đội Ba Lan khẳng định rằng động thái trên sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ba Lan và khu vực: “Từ lâu, chúng tôi đã muốn có sự hiện diện quân sự tối đa của quân đội Mỹ tại Ba Lan nói riêng và toàn bộ sườn phía đông của NATO nói chung". Trong ảnh: Bom hạt nhân B61.
Theo vị bộ trưởng này, Mỹ đang tính toán một gói biện pháp tổng thể, trong đó có việc triển khai vũ khí hạng nặng tại Ba Lan và các quốc gia khác, như đã làm tại châu Âu, để hỗ trợ việc triển khai binh lính tới khu vực này và sẽ sớm có quyết định về việc đặt các nhà kho quân sự tại Ba Lan. Trong ảnh: Bom hạt nhân B61.
Theo nhận định của Sputnik, nguyên nhân khiến Mỹ và Ba Lan thảo luận về kế hoạch đồng ý cho Washington triển khai các kho vũ khí tại Ba Lan bởi vì trong hầu hết các đồng minh tại châu Âu, hiện chỉ còn Ba Lan là chưa có sự hiện diện của kho vũ khí chiến lược của Mỹ. Trong ảnh: Bom hạt nhân B61.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), hiện nay vũ khí hạt nhân chiến thuật được Mỹ triển khai tại Bỉ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Hà Lan.
SIPRI dẫn nguồn từ các Trung tâm Kiểm soát vũ khí và nhóm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân ước tính, hiện có khoảng 500 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai tại các nước đó.
Tuy nhiên, toàn bộ thông tin về số vũ khí này luôn được Mỹ giữ kín. Trong ảnh: Tên lửa BGM-109 Gryphon.
Tuy nhiên, theo tờ Daily Telegraph (Anh) hồi giữa năm 2013, Thủ tướng Hà Lan Ruud Lubbers cho biết, hiện có khoảng 22 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ được lưu trữ tại Hà Lan.
Theo ông, các kho dự trữ hạt nhân này nằm ở tầng hầng cốt thép trong căn cứ không quân Volkel, tỉnh Brabant.
Đây là loại bom hạt nhân Mỹ nghiên cứu chế tạo vào những năm 1960. Trong ảnh: Tên lửa BGM-109 Gryphon.
Không chỉ vây Nga bằng căn cứ quân sự và hệ thống vũ khí kể trên, hồi đầu tháng 6/2015, Mỹ cũng tuyên bố sẽ sớm triển khai loại tên lửa tấn công từ mặt đất có thể mang đầu đạn hạt nhân tại châu Âu.
Và nếu kế hoạch được thực hiện thì gần như chắc chắn hệ thống tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất BGM-109 Gryphon sẽ được Mỹ triển khai, hãng Sputnik nhận định.
Theo những thông tin công khai, tên lửa hành trình BGM-109 Gryphon dài 6,4 m, đường kính thân 0,52 m và trọng lượng khi phóng 1.470 kg.
Tên lửa được lắp đầu đạn hạt nhân đơn khối W-84 vốn dựa trên bom hạt nhân B61, sử dụng hệ thống dẫn đường INS/TERCOM, được lắp trên hệ thống phóng TEL.
BGM-109 Gryphon sử dụng động cơ đẩy bằng nhiên liệu rắn MK 106, có tốc độ cận âm 880 km/h và phạm vi tác chiến 2.500 km. Mỗi hệ thống phóng tự hành có 4 ống phóng mang theo 4 quả tên lửa BGM-109 Gryphon.
Một khi toàn bộ kế hoạch này được hiện thực hóa, sức ép quân sự Mỹ triển khai quanh Nga là không hề nhỏ, nó có thể khiến Nga cẩn trọng hơn trong từng hành động của mình bởi mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đang “cơm không lành canh không ngọt”.