Hãng tin Flightglobal dẫn lời giám đốc điều hành Raytheon, William Swanson, đăng tải, hãng này đã khắc phục được các trục trặc kỹ thuật tồn tại từ trước tới nay trên dòng đạn tên lửa đối không tầm trung này.
Theo đó, Raytheon đã cấp chứng nhận chất lượng cho dòng động cơ phản lực do công ty Na Uy Nammo chế tạo và trang bị chúng trên đạn tên lửa AIM-120D. Tính tới thời điểm hiện tại, Raytheon đã nhận 150 động cơ phản lực từ Nammo và trong quý 1 năm 2013, con số này sẽ đảm bảo trung bình 100 động cơ/tháng. Mỹ nối lại chương trình sản xuất tên lửa AIM-120D.
Quá trình khôi phục sản xuất đạn tên lửa AIM-120D được thực hiện nhanh chóng nhờ việc Raytheon đã chủ động sản xuất một số linh kiện của tên lửa từ đầu năm 2012, thời điểm dòng đạn tên lửa này tạm đình chỉ sản xuất.
Với khoảng 800 hệ thống điều khiển đạn tên lửa AIM-120D đang niêm cất, Raytheon có thể đảm bảo cho các lô sản xuất mới.
Theo hợp đồng ký năm 2007, không quân Mỹ cần được Raytheon cung cấp 552 đạn tên lửa AIM-120D tính tới cuối quý 1 năm 2012, nhưng con số đạn tên lửa chuyển giao thực tế chỉ đạt 359 đạn.
Nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ này là do động cơ tên lửa trang bị trên AIM-120D từ nhà thầu phụ ATK không đảm bảo chất lượng.AIM-120D trang bị cho tàng hình cơ F-22.
Trong thử nghiệm chất lượng, tỷ lệ động cơ của AIM-120D găp trục trặc rất cao. Ngoài ra, một số đặc điểm kỹ thuật của động cơ không đạt yêu cầu đề ra.
Trước các trục trặc trên, nhà thầu ATK đã phải thay đổi nhiên liệu lắp trong động cơ, nhưng vẫn gặp vấn đề do chúng hoạt động không tốt ở môi trường nhiệt độ thấp.
Trong khi đó, động cơ phản lực do Nammo chế tạo khắc phục được hết các nhược điểm trên và có kích thước tương đương để ngay lập tức trang bị trên AIM-120D mà không cần thay đổi thiết kế đạn.