Mạng lưới phòng không “khủng” của Mỹ trong Thế chiến 2 (P1)

Anh Dũng |

(Soha.vn) - Những tổ hợp còn đơn sơ với súng, pháo phòng không các cỡ được Mỹ sử dụng trong Thế chiến 2 chính là tiền thân của các hệ thống đánh chặn tên lửa tinh vi hiện tại.

Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Quân đội Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn tái trang bị kỹ thuật và hiện đại hóa. Theo đó, mạng lưới vũ khí phòng không cũng được nâng cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lúc bấy giờ.

Đại liên M1917 cỡ 7,62×63 mm là súng máy được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến nhất trong thời kỳ giữa những năm Thế chiến thứ hai. Đây là loại vũ khí được sản xuất ngay sau khi Mỹ tham chiến trong Thế chiến thứ nhất bởi John Browning, một nhà sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mỹ.

Vào năm 1936, M1917 được nâng cấp thành phiên bản М1917А1. Biến thể này được cải tiến cơ cấu tiếp đạn, thiết bị ngắm bắn và chân giá mới; cho phép bắn hiệu quả các mục tiêu trên không. 

Nhờ trang bị hệ thống làm mát bằng nước nên M1917 có thể bắn trong thời gian dài. Ngoài việc có thể tích hợp trên giá, súng còn được lắp đặt trên các xe bọc thép và tháp pháo phòng không. Trong khuôn khổ các chiến dịch hỗ trợ quân sự, M1917А1 đã được Mỹ cung cấp cho các đồng minh trong liên minh chống Hitler và sử dụng để phòng không trong toàn cuộc chiến.

Tuy nhiên đại liên М1917А1 sau đó không đáp ứng được các yêu cầu của Quân đội Mỹ, trước hết liên quan đến trọng lượng quá khủng của nó (47 kg). Do đó, Quân đội Mỹ đưa vào trang bị biến thể của súng máy Browning М1919 - phiên bản М1919А4 với chân giá M2 nhỏ gọn hơn. Kể từ đây, М1919А4 trở thành vũ khí phòng không chủ lực của Mỹ trong Thế chiến thứ 2.

Về kết cấu, М1919А4 không khác mấy so với phiên bản М1917А1. Điểm khác biệt cơ bản của nó so với М1917А1 là sử dụng nòng phổ biến làm mát bằng không khí được gia cố chặt chẽ vào ốp nòng súng. Tính cả chân giá, М1919А4 có trọng lượng 25 kg, nhỏ gấp gần 2 lần so với trọng lượng của М1917А1.

Ngoài phiên bản lắp đặt trên giá mặt đất, М1919А4 còn được lắp đặt trên tháp vũ khí của các phương tiện vận tải khác nhau và các xe bọc thép.

Kíp xe tăng Mỹ soạn thảo các kỹ năng bắn bằng súng máy phòng không vào các mục tiêu tầm thấp. Ảnh được chụp tại trung tâm huấn luyện trên sa mạc Mojave, bang California trong giai đoạn chuẩn bị can thiệp vào Bắc Phi.

Vào thời điểm đó, đại liên 12,7 mm Browning M2 được xem là loại vũ khí phòng không hiệu quả nhất. Browning M2 được chế tạo vào năm 1932 trên cơ sở Browning M1921, vũ khí bắt đầu chế tạo trong giai đoạn cuối Thế chiến thứ nhất. Điểm khác biệt của phiên bản mới là kết cấu đa năng, cho phép tích hợp trên các phương tiện hàng không và mặt đất. Browning M2 sử dụng đạn có sức công phá lớn 50 BMG (12,7×99 mm), cho phép đầu đạn 40g đạt tốc độ ban đầu 823 m/s. Ở cự ly 450 m, đầu đạn có thể xuyên qua tấm thép dày 20 mm.

М2 12,7 mm được sản xuất theo 2 phiên bản: Phiên bản với hệ thống làm mát nòng bằng không khí dùng để chống lại các phương tiện kỹ thuật bọc thép hạng nhẹ và yểm trợ bộ binh. Phiên bản 2 với hệ thống làm mát nòng súng bằng nước được sử dụng phòng không trong các đơn vị lục quân và hải quân.

Đại liên nòng kép M2 với hệ thống làm mát nòng súng bằng chất lỏng được sử dụng rộng rãi, có thể lắp đạt trên tàu và các phương tiện vận tải. Tuy nhiên việc sử dụng vũ khí này trong phương án vác vai gặp nhiều khó khăn vì trọng lượng quá nặng của nó.

Để bảo đảm khai hỏa cường độ mạnh đối với phiên bản có hệ thống làm mát bằng không khí, nhà sản xuất đã chế tạo nòng súng hạng nặng để tích hợp vào phiên bản này. Theo đó, Browning M2HB đã ra đời với trọng lượng thân giảm xuống còn 38 kg, tốc độ bắn 450 - 600 phát/ phút.

Trong những năm Thế chiến thứ 2, Mỹ đã sản xuất khoảng 2 triệu đại liên M2 cỡ nòng 12,7 mm. Để đảm bảo phòng không cho lục quân, Mỹ đã sản xuất một số phiên bản bệ súng máy phòng không 2 và 4 nòng (kéo và tự hành). Các phiên bản này có thể tích hợp trên tất cả các loại tàu chiến, bao gồm cả từ tàu phóng lôi đến thiết giáp hạm. 

Nhà nghiên cứu và sản xuất chính bệ súng máy phòng không đối với lục quân Mỹ là tập đoàn Maxson L. W. Sau khi sản xuất súng máy nòng kép 12,7 mm M13 lắp đặt trên khung gầm xe bọc thép chở quân bán bánh xích M3, các nhà quân sự Mỹ muốn nhận được bệ súng 4 nòng với sức công phá lớn hơn.

Vào năm 1943, Mỹ bắt đầu sản xuất bệ súng máy 4 nòng M45 Maxson Mount với trọng lượng trong trạng thái chiến đấu là 1087 kg, cự ly bắn vào mục tiêu trên không khoảng 1000 m, tốc độ bắn 2300 phát/ phút.

Phiên bản bệ súng máy kéo có tên gọi M51; còn phiên bản nhỏ gọn, được lắp đặt trên rơ-moóc 2 trục dùng cho các đơn vị đổ bộ bằng dù có tên gọi là M55.

Bệ súng máy 4 nòng tự hành phổ biến nhất của Maxson Mount là M16 trên cơ sở xe bọc thép chở quân bán bánh xích M3. Phiên bản này được sản xuất tất cả 2877 xe.

Súng máy Browning M1917 khai hỏa

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

(Còn tiếp)

Bạn là người yêu màu xanh áo lính, bạn có đam mê tìm hiểu các loại vũ khí - khí tài trang thiết bị quân sự cũng như chiến thuật - chiến lược - chiến sử của quân đội các nước trên thế giới và muốn có nơi để thể hiện những hiểu biết của mình.

Hãy gửi bài cho chúng tôi theo địa chỉ quansu@soha.vn Chúng tôi sẽ duyệt để đăng tải và trả nhuận bút cho bạn trong vòng 24 giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại