Lưu ý phương tiện đánh chiếm đảo mới của Trung Quốc

Để thực hiện ý đồ của mình tại những vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đã liên tiếp sản xuất và mua sắm những phương tiện "khủng" nhất hiện nay.

Quỹ Jamestown (Mỹ) hồi đầu tháng 3/2015 đăng tải bài viết "Trung Quốc dùng máy bay trực thăng chuẩn bị tốt đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp biển Hoa Đông" của tác giả Peter Wood. Theo tác giả, Trung Quốc hầu như đang xây dựng chiến lược tương lai để duy trì sự hiện diện của lực lượng tuần tra và giám sát ở xung quanh đảo Senkaku, chiến lược này sẽ dựa chắc vào các máy bay trực thăng hiện đang nghiên cứu chế tạo đó là Z-18 và Z-20.
Hiện nay, Trung Quốc cần tới khả năng của Z-18 và Z-20. Bởi tính linh hoạt của Z-20 có nghĩa là trọng lượng của nó có thể trang bị cho tàu chiến. Nó cũng có động cơ đủ mạnh, có thể hoạt động ở độ cao lớn so với mặt nước biển.
Khả năng hoạt động ở độ cao lớn so với mặt nước biển của Z-18 sẽ đóng vai trò quan trọng ở khu vực xa xôi của Trung Quốc và các căn cứ trên đảo khu vực đòi hỏi chủ quyền, Z-20 và Z-18 sẽ đóng vai trò quan trọng trên phương diện giám sát biển và tác chiến săn ngầm. Trong ảnh: Trực thăng Z-18.
Không chỉ tăng cường phi đội trực thăng Z-20 và Z-18, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch trang bị 'khủng' trong năm 2015. Want China Times dẫn nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc cho biết, trong năm 2015, lực lượng này sẽ đưa vào trang bị thêm 4 siêu tàu đổ bộ đệm khí Zubr. Tuy nhiên sẽ chỉ có 2 trong số 4 chiếc sẽ được Bắc Kinh đưa vào hoạt động chính thức. Trong ảnh: Trực thăng Z-18.
Để thực hiện kế hoạch này, Hải quân Trung Quốc đã mua 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr từ Ukraine và tự đóng 2 chiếc tại nước này theo công nghệ được phía Kiev chuyển giao.
Ngoài 4 chiếc tàu đệm khí nói trên, hiện nay chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc kế hoạch mua 4 chiếc tàu đổ bộ Zubr đã qua sử dụng của Hải quân Hy Lạp. Như vậy, nếu thương vụ này thành công thì Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu đội tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn vào hàng đông nhất thế giới.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Zubr sẽ phát huy hết tính năng vốn có khi tác chiến trong các vùng biển quanh Trung Quốc.
Theo nhận định của một số chuyên gia được Reuters đăng tải khi Trung Quốc mới tiếp nhận lớp tàu này từ Ukraine, hải trình của Zubr không vượt quá được 480 km. Hải trình này chỉ thích hợp khi sử dụng ở những vùng biển hẹp như Biển Đen, biển Baltic, giữa các đảo trên biển Aegean của Hy Lạp. Nhưng tại vùng biển rộng lớn như Biển Đông, Zubr không đủ sức.
Reuters phân tích, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cách đất liền khoảng 300-400 km, vừa đủ với một hải trình của Zubr. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa cách quá xa Trung Quốc, những bãi đá, bãi cạn nhỏ mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại đây không đủ khả năng để tiếp nhận và làm căn cứ cho loại “tàu siêu tốn nhiên liệu” này.
Còn phương án đưa Zubr lên tàu đổ bộ Type 071 cũng không khả thi. Tàu đổ bộ chỉ có thể tiếp nhận tàu chạy đệm khí loại 100 tấn, còn tàu lớn như Zubr (trên 500 tấn) thì theo các chuyên gia, không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo nó được.
Chính vì vậy, theo Reuters, Zubr là loại vũ khí tác chiến gần bờ vô cùng lợi hại chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “giữ đảo” chứ không thể thực hiện việc “chiếm đảo” như tham vọng của Trung Quốc.
Vì vậy, để bổ sung cho điểm yếu của lực lượng đổ bộ chiến lược, Hải quân Trung Quốc đang xây dựng đội tàu đổ bộ Type 071 khá đông đảo với số lượng lên tới 6 chiếc.
Tàu đổ bộ lớp Type 071 có tải trọng khoảng 21.000 tấn, được thiết kế để chở 800 lính thủy đánh bộ, 24-32 xe chiến đấu đổ bộ lội nước ZBD-05, 3 tàu đổ bộ đệm khí có khả năng chở xe tăng chiến đấu chủ lực 42 tấn Type 96.
Theo nhận định của một số chuyên gia, kế hoạch trang bị hạng nặng cho lực lượng tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc ngoài việc phục vụ cho tham vọng của mình tại Biển Đông, Trung Quốc còn muốn đối đầu trực tiếp với Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông đang xảy ra tranh chấp giữa hai nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại