Nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, địa đạo Củ Chi bắt đầu được các chiến binh Giải phóng xây dựng trong thời kỳ Pháp chiếm đóng và mở rộng quy mô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các lối vào của căn cứ ngầm này rất nhỏ, là thách thức to lớn cho những người lính Mỹ có hình thể to lớn khi muốn xâm nhập.
Người hướng dẫn viên (cao 1m55 - bằng chiều cao trung bình của các chiến sĩ Giải phóng) làm ví dụ về cách chui vào một đường hầm.
Lỗ thông hơi làm bằng ống tre và cải trang như một gò mối.
Việc nấu ăn trong hầm được thực hiện bằng một loại bếp đặc biệt, gọi là bếp Hoàng Cầm. loại bếp này có nhiều đường rãnh thoát khói nối với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn dưới dạng hơi nước bay sát mặt đất và tan nhanh thay vì bốc lên không khí, nên trực thăng Mỹ không thể phát hiện ra, dù là vào giữa ban ngày.
Mô hình mô phỏng cảnh các chiến sĩ Việt Cộng xử lý một quả bom Mỹ chưa nổ. Thuốc nổ và vỏ thép của quả bom sẽ được tận dụng để làm thành các loại vũ khí hay đồ dùng sinh hoạt.
Quả cầu chông sắt này được treo trên cây, sẽ rơi xuống theo một đường vòng cung trúng vào người kích hoạt bẫy.
Một loại bẫy chông được thiết kế để đâm ngang thân người nào rơi xuống. Dù hiếm khi làm tử thương ngay lập tức, các loại bẫy kiểu này đã loại khỏi vòng chiến khá nhiều lính Mỹ.
Tại Củ Chi có cả một trường bắn, nơi du khách có thể bắn thử các loại súng mà lính Mỹ đã từng sử dụng ở Việt Nam như M1, M16, M79... Giá của mỗi viên đạn là 1 USD.