Bạn đã bao giờ thắc mắc về cấu tạo chi tiết bên trong của các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự cũng như cách thức hoạt động của chúng? Nếu từng quan tâm chắc hẳn bạn sẽ thấy rất thú vị sau khi quan sát những bức ảnh dưới đây.
Một quả đạn pháo được Quân đội Hoàng gia Anh sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, có thể thấy rất nhiều viên bi nhỏ bên trong.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh do Tây Đức chế tạo.
Một quả lựu đạn với cơ chế giữ chậm ngòi nổ bằng tác động của phản ứng hóa học điển hình, chúng cung cấp thời gian trễ từ 2 đến 7 giây sau khi được điểm hỏa.
Súng ngắn Colt M1911 là vũ khí phòng vệ cá nhân của Quân đội Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1911 - 1983. Cơ chế giật ngắn của nó đã trở thành tiêu chuẩn và được áp dụng rộng rãi trên nhiều khẩu súng lục sau này.
Súng ngắn Shanxi 17 - Một bản sao chép bất hợp pháp do Trung Quốc thực hiện dựa trên nguyên mẫu Mauser C96 của Đức quốc xã.
Bật lửa Zippo là một trong những vật dụng mang tính biểu tượng nhất của nước Mỹ, được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Hoa Kỳ vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, khi công ty sản xuất ngừng bán hàng cho thị trường dân sự để tập trung nguồn lực nhằm cung ứng riêng cho các quân nhân.
Một số hình ảnh khác:
Hai viên đạn xuyên giáp cỡ .303 (7,69 mm) của Anh...
...còn đây là đạn cháy vạch đường .303 cũng do Anh sản xuất.
Đạn súng ngắn 9 mm được Đức quốc xã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những đường rãnh xoắn dày đặc trong nòng pháo tăng L7 cỡ 105 mm.
Cấu tạo chi tiết của một quả lựu đạn chưa rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mặt cắt ngang của súng ngắn Mauser C96...
... và súng trường tấn công AK-47 huyền thoại.
Súng trường M1 Garand được Quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
Cận cảnh bệ khóa nòng và buồng đạn của súng.