Ngày 23/1/1968, Triều Tiên đã tấn công và bắt giữ tàu U.S.S. Pueblo của hải quân Mỹ trong khi con tàu đang thực hiệp điệp vụ thu thập thông tin tình báo.
Triều Tiên khẳng định Pueblo đã thâm thập lãnh hải nước này, còn Mỹ cho biết tàu đang ở vùng biển quốc tế vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Một thủy thủ trên tàu Pueblo đã thiệt mạng trong vụ tấn công, và 8 người khác cùng 2 nhà hải dương học dân sự bị bắt giữ. Sau 11 tháng bị bắt giữ, tất cả họ đều được phóng thích.
Tàu Pueblo, được đặt theo tên một thành phố tại bang Colorado, hiện đang được trưng bày tại thủ đô Bình Nhưỡng. Về mặt chính thức, Pueblo vẫn đang được biên chế trong hải quân Mỹ.
Nghị viện Colorado gần đây đã đề xuất một nghị quyết lấy ngày 23/1 làm “Ngày U.S.S. Pueblo”.
“Năm nay đánh dấu 45 năm xảy ra vụ tấn công của Triều Tiên lên tàu U.S.S. Pueblo”, bản kiến nghị được trình lên Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner viết.
Bản kiến nghị nói thêm rằng bang Colorado tiếp tục kêu gọi trả lại tàu Pueblo trong bối cảnh Triều Tiên có nhà lãnh đạo mới, ông Kim Jong-un, người lên nắm quyền sau cái chết của người cha Kim Jong-il hồi cuối năm 2011.
Hồi tháng 1, tờ báo của đảng Cộng sản Triều Tiên, Rodong Sinmun, đưa tin nếu Mỹ khởi động một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa, Mỹ sẽ hứng chịu thất bại đau thương hơn nhiều vụ Pueblo.
Tàu USS Pueblo có chiều dài 53, 9 mét, sườn ngang sàn tàu dài 9,7 mét, đẩy bằng hai động cơ diesel với tốc độ 23,5 km/h.
Trang bị vũ khí của tàu chỉ có hai khẩu đại liên Browning cỡ nòng 5 ly.
Đây cũng là chiến hạm duy nhất của Mỹ còn đầy đủ khả năng hoạt động nằm trong tay nước khác.