Quả thủy lôi ’tối mật’ của Mỹ để đánh cầu Hàm Rồng

1 trong 10 quả thủy lôi được binh lính Mỹ dùng để phá cầu Hàm Rồng được trưng bày ở Bảo tàng Công binh.

Quả thủy lôi có đường kính 2,5m, là 1 trong 10 quả thủy lôi được binh lính Mỹ dùng để phá cầu Hàm Rồng.
Anh Nguyễn Văn Tuấn – Nhân viên Bảo tàng Công binh cho biết, quả thủy lôi được làm bằng chất liệu kim loại đặc biệt. Bên trong được chứa đầy thuốc nổ và ngòi nổ.
Tuy nhiên, rất may lúc đó quân đội ta đã phát hiện kịp thời khi quả thủy lôi còn cách cầu Hàm Rồng chỉ chừng 50m.
“Lúc dỡ bỏ, bên trong quả thủy lôi chứa đựng 180 kg thuốc nổ C4. Chi phi để sản xuất 10 quả thủy lôi năm 1965 là gần 1 tỷ USD”, anh Tuấn nói.
Được biết, loại thủy lôi này là “vũ khí tối mật“ của quân đội Mỹ khi đánh chiếm Việt Nam.
Bên cạnh quả thủy lôi là quả bom được cho là “lớn nhất Việt Nam” với khối lượng gần 7 tấn (còn được biết đến với tên “Daisy Cutter“). Trọng lượng và kích thước của quả bom lớn đến nỗi chỉ có máy bay vận tải C130 chở được và mỗi chuyến bay cũng chỉ chở được tối đa 2 quả.
Ngoài ra, bảo tàng công binh còn trưng bày nhiều loại vũ khí gây nổ khác như bom bi, bom tạ, bom tấn... với đầy đủ các kích cỡ, chủng loại.
Những viên đạn còn lạc đâu đó trong đời sống dân sinh hàng ngày.
Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã khiến hơn 40.000 người chết, trên 60.000 người bị thương, tàn phế trong giai đoạn 1975-2000. Trong đó phần lớn là trẻ em và lao động chính của gia đình.
Theo Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên – Phó ban Tuyên truyền – Ban chỉ đạo 504, trong hai cuộc chiến tranh, quân đội Pháp và Mỹ đã rải xuống nước ta gần 16 tỷ tấn bom mìn. Trong số đó còn gần 800.000 tấn bom mìn còn sót lại dưới lòng đất, 104.289 người chết từ sau chiến tranh vì bom mìn. Phần lớn số lượng bom mìn này là do Mỹ thả xuống nước ta.
Trong số đó tỉnh Quảng trị là nơi có số lượng bom mìn còn sót lại nhiều nhất. Mỗi năm chúng ta chỉ rà phá được khoảng 100 ha. “Cứ với tiến độ như thế thì phải mất 300 năm nữa chúng ta mới khắc phục xong hậu quả bom mìn do chiến tranh để lại”, Thiếu tướng Nguyên nói.
Hàng năm, Việt Nam tiêu tốn 100 triệu USD cho công tác làm sạch diện tích ô nhiễm bom mìn. Đó là chưa kể những chi phí cho việc rà phá bom mìn mặt bằng xây dựng cho các công trình kinh tế, dân sinh...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại