Google Earth tiết lộ căn cứ bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ

Tiêu Giang |

(Soha.vn) - Trang mạng Topwar (Nga) đăng tải những bức ảnh vệ tinh trên Google Earth tiết lộ các căn cứ hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.

Lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Mỹ bao gồm các thành tố: Trên biển, trên mặt đất và trên không. Tính đến ngày 1/3/2013, Mỹ có tổng cộng 792 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng, trong khi đó số này của Nga chỉ là 492. Mỹ đã triển khai 1.654 đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng. Trong khi đó Nga triển khai 1.480 đầu đạn hạt nhân trên các phương tiện này.

Theo Hiệp ước START-3, tới năm 2018, số lượng đầu đạn hạt nhân triển khai chiến dịch của mỗi bên sẽ không vượt quá 1.550 đơn vị, còn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược sẽ không vượt quá 800 đơn vị.

Trong khi đó, Mỹ còn sở hữu tiềm năng hạt nhân “có thể phục hồi” đáng kể. Đó là những đầu đạn hạt nhân được tháo dỡ nhưng không được hủy và tiếp tục được dự trữ. Việc sử dụng tiềm năng “có thể phục hồi” này cho phép Mỹ nâng tổng số đầu đạn lên hơn 2 lần (từ 1.550 lên 3.342 đơn vị) khi START-3 được áp dụng.

Tàu ngầm hạt nhân Ohio trở về sau hành trình

Nền tảng lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Mỹ là các tên lửa đạn đạo được triển khai trên tàu ngầm. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident-2. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio trở về sau hành trình)

Mỹ hiện có 2 nơi bố trí các tàu ngầm nguyên tử. Trên bờ Thái Bình Dương có căn cứ Bangor, bang Washington. Trên bờ Đại Tây Dương có căn cứ Kings Bay, bang Georgia. Cả hai căn cứ hải quân có các cơ sở hạ tầng phát triển để sửa chữa và bảo dưỡng tàu ngầm nguyên tử mang ICBM. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio tại căn cứ Kings Bay)

Mỹ hiện có 2 căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Trên bờ Thái Bình Dương có căn cứ Bangor, bang Washington. Trên bờ Đại Tây Dương có căn cứ Kings Bay, bang Georgia. Cả hai căn cứ hải quân có các cơ sở hạ tầng phát triển để sửa chữa và bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio tại căn cứ Kings Bay)

Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển.

Nhờ khả năng hoạt động dài ngày dưới nước, các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo rất khó bị các phương tiện trinh sát vệ tinh phát hiện. Việc quan sát các tàu này sẽ dễ hơn nhiều khi chúng ở bến cảng, cầu cảng. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio ở Bangor)

Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển.

Trong Bộ ba hạt nhân của Mỹ, lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu tốt nhất. Các chiến hạm của Mỹ thường hoạt động trên biển 60% thời gian của năm (tức là khoảng 219 ngày đêm/ năm), khác với các chiến hạm Nga chỉ dùng 25% thời gian của năm (91 ngày/năm) để tuần tiễu trên biển. (Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Ohio ở Bangor)

Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 của Đơn vị tên lửa số 319 tại bang Wyoming

Lực lượng hạt nhân mặt đất của Mỹ bao gồm các đơn vị tên lửa chiến lược được trang bị bị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Hiện tại, có gần 450 tên lửa Minuteman-3 được triển khai trong các bệ phóng. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 của Đơn vị tên lửa số 319 tại bang Wyoming)

Trước năm 2013, Mỹ đã lên kế hoạch trang bị đầu đạn W87 cho tất cả 300 tên lửa LGM-30G Minuteman-3 tại các căn cứ không quân (bang Wyoming) và Malmstrom (bang Motana). 150 tên lửa tại căn cứ không quân Minot (bang Bắc Dakota) đang tiếp tục sử dụng đầu đạn W78. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 tại bang Montana)

Trước năm 2013, Mỹ đã lên kế hoạch trang bị đầu đạn W87 cho tất cả 300 tên lửa LGM-30G Minuteman-3 tại các căn cứ không quân (bang Wyoming) và Malmstrom (bang Motana). 150 tên lửa tại căn cứ không quân Minot (bang Bắc Dakota) đang tiếp tục sử dụng đầu đạn W78. (Trong ảnh: Tổ hợp phóng tên lửa Minuteman-3 tại bang Montana)

Lực lượng hạt nhân chiến lược trên không của Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược có khả năng giải quyết các nhiệm vụ hạt nhân. Tất cả các máy bay ném bom chiến lược đều có thể tấn công cả bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Minot và các máy bay ném bom B-52H)

Lực lượng hạt nhân chiến lược trên không của Mỹ là các máy bay ném bom chiến lược có khả năng thực hiện các sứ mệnh hạt nhân. Tất cả các máy bay ném bom chiến lược đều có thể tấn công cả bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. B-52H là máy bay được sử dụng nhiều nhất và hiện được tăng khả năng để tiến hành các hoạt động chiến đấu khi sử dụng các vũ khí thông thường (Trong ảnh: Căn cứ không quân Minot và các máy bay ném bom B-52H)

Ngoài ra, trong đội hình không quân Mỹ hiện có khoảng 50 máy bay B-1B, còn 12 chiếc dự bị. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Ellsworth và các máy bay ném bom B-1B)

Ngoài ra, trong đội hình không quân Mỹ hiện có khoảng 50 máy bay B-1B và 12 chiếc dự bị. Để nâng cao hiệu quả sử dụng B-1B, Mỹ đang không ngừng hiện đại hóa chúng nhằm mở rộng tích hợp các vũ khí trên không có điều khiển cũng như hoàn thiện các hệ thống trên máy bay. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Ellsworth và các máy bay ném bom B-1B)

Mỹ hiện có 16 máy bay B-2A trong đội hình chiến đấu. 2 trong số 20 máy bay loại này bị mất do tai nạn khi bay. Vị trí bố trí thường xuyên của những máy bay này là căn cứ không quân Whiteman (bang Missouri). (Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-2A tại căn cứ không quân Whiteman)

Mỹ hiện có 16 máy bay B-2A trong đội hình chiến đấu. Vị trí bố trí thường xuyên của những máy bay này là căn cứ không quân Whiteman (bang Missouri). (Trong ảnh: Máy bay ném bom chiến lược B-2A tại căn cứ không quân Whiteman)

Trong khi đó, các máy bay này cũng được thường chuyển tới những sân bay khác, khá thường xuyên thực hiện hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. (Trong ảnh: Máy bay B-2A tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam).

Trong khi đó, các máy bay này cũng được thường chuyển tới những sân bay khác, chúng khá thường xuyên thực hiện hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. (Trong ảnh: Máy bay B-2A tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam).

Hiện nay, chỉ đối với thành tố trên không trong bộ ba hạt nhân chiến lược thì Mỹ mới chế tạo những phương tiện tiêu diệt mới về chất – đó là những tên lửa có cánh được bố trí trên không thế hệ mới nhất và bom trên không có điều khiển với hệ thống dẫn đường có độ chính xác cao. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Barksdale và các máy bay ném bom B-52H)

Trong điều kiện hòa bình, các máy bay ném bom chiến lược được bố trí tại 5 căn cứ không quân trên lục địa Mỹ: Minot (bang Bắc Dakota) – 22 chiếc B-52H; Ellsworth (bang Dakota) – 24 chiếc B-1B; Whiteman (bang Missouri) – 16 chiếc B-2A; Dyess (bang Texas) – 12 chiếc B-1B và Barksdale (Louisiana) – 41 chiếc B-52H. (Trong ảnh: Căn cứ không quân Barksdale và các máy bay ném bom B-52H)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực châu Âu, để triển khai tức thì không quân chiến lược có thể sử dụng tới 16 sân bay. (Trong ảnh: Máy bay ném bom B-52H và B-1B tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực châu Âu, để triển khai tức thì không quân chiến lược có thể sử dụng tới 16 sân bay. (Trong ảnh: Máy bay ném bom B-52H và B-1B tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam)

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại