F-15 Baz của Israel - Gừng càng già càng cay!

ĐTN |

Israel đã chọn phương án tự nâng cấp phi đội F-15 Baz, chủ yếu là do chi phí và thực tế là các tiểu hệ thống do họ phát triển đằng nào cũng phải được tích hợp vào các máy bay này.

Baz 2000 và Ra’am

16 chiếc F-15A và 1 chiếc F-15B đã sử dụng mà Mỹ lấy trong kho của Lực lượng Phòng không Quốc gia ở Louisiana chuyển giao cho Israel là lô F-15 Baz cuối cùng.

Sau đó Không quân (KQ) Israel đã chuyển sang đặt mua dòng máy bay mới là F-15E Strike Eagle, được gọi là F-15I "Ra'am" (Thần sấm).

Israel tỏ ra quan tâm đặc biệt tới F-15E Strike Eagle ngay từ khi chúng vừa được đưa vào hoạt động trong KQ Mỹ, họ đã tìm mọi cách thuyết phục, nhưng Mỹ chưa sẵn sàng bán cho họ dòng tiêm kích hiện đại này bởi nhiều lý do.

Tuy nhiên, Hiệp định Oslo ký kết năm 1993, đã mở ra cánh cửa cho Israel hiện thực hóa mong muốn mua F-15E Strike Eagle. Điều này tương tự với việc ký hiệp ước hòa bình Ai Cập – Israel, đã mở đường cho F-16 hoạt động trong KQ Israel khoảng 15 năm trước.

Giá cả là một vấn đề lớn, bởi lẽ F-15E Strike Eagle có chi phí mua ban đầu gấp gần 3 lần so với F-16, và gần gấp đôi so với một chiếc F/A-18. Vì thế Israel phải cân nhắc kỹ khoản đầu tư sao cho phù hợp với túi tiền.


F-15 Baz sẽ còn phục vụ cho Không quân Israel ít nhất trong 20 năm nữa.

F-15 Baz sẽ còn phục vụ cho Không quân Israel ít nhất trong 20 năm nữa.

Thực tế là các tiểu hệ thống độc đáo của Israel không những có thể tích hợp vào F-15E Strike Eagle mà còn tích hợp được lên nhiều loại máy bay khác. Do vậy, nếu mua F-15 hoàn toàn mới với số lượng lớn sẽ khá đắt đỏ, nếu không nói là nằm ngoài khả năng.

Để tiết kiệm, cùng với việc mua thêm F-16, Israel đã tính đến việc mua lại một số máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe F-111 Aardvark đã qua sử dụng của Không quân Hoàng gia Anh thay vì Strike Eagle.

Nhưng sau khi kiểm tra chi tiết, chặt chẽ F-111 đang hoạt động tại căn cứ Không quân Hoàng Gia Anh ở Lakenheath (Anh), họ nhận ra một sự thật khá sốc rằng chi phí bảo dưỡng cần thiết cho loại máy bay này quá đắt đỏ.

Ngoài ra, F-111 hầu như không thể tự vệ để chống lại máy bay tiêm kích của đối phương, vì vậy nó vẫn sẽ phải dựa vào F-15 hộ tống để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Cuối cùng, chỉ có 25 chiếc F-15I Ra’am được đặt mua và ngay lập tức trở thành máy bay tiêm kích mạnh nhất trong Không quân Israel. Như một cách để bù vào số lượng F-15I, Israel mua hơn 100 chiếc máy bay tiêm kích đa năng F-16I "Sufa" (Bão tố) rẻ hơn.

Vào giữa những năm 1990, với 100 chiếc F-16I và 25 chiếc F-15I đặt mua đã dần được chuyển giao, Israel lại tập trung vào việc nâng cấp sâu cho các phi đội F-15 Baz.

Những ý tưởng mới được ứng dụng, tương tự như Chương trình nâng cấp từng giai đoạn (MSIP - Multi-Stage Improvement Program) dành cho F-15 của Không quân Mỹ.

Israel phải chọn giữa việc theo đuổi chương trình cải tiến do Mỹ dẫn đầu, hoặc tự mình nâng cấp cho phù hợp với tác chiến hiện đại trong những thập kỷ tiếp theo.

Cuối cùng, Israel đã chọn phương án tự nâng cấp phi đội F-15 Baz được biết đến với tên gọi chương trình Baz 2000, chủ yếu là do chi phí và thực tế là các tiểu hệ thống do họ phát triển đằng nào cũng phải được tích hợp vào các máy bay này.

Chương trình sẽ cung cấp cho máy bay F-15A/B/C/D Baz một cấu hình buồng lái chung, mặc dù đó chỉ là khởi đầu của những cải tiến. Radar trên F-15 Baz cũng được nâng cấp để trang bị tên lửa không - đối - không AIM-120 AMRAAM cùng với cần điều khiển HOTAS.


F-15C Baz trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và hệ thống trinh sát có vỏ bọc Ophir.

F-15C Baz trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và hệ thống trinh sát có vỏ bọc Ophir.

Màn hình hiển thị đa chức năng được bổ sung vào buồng lái trước và sau trong trường hợp của F-15B/D. Bên cạnh đó, Israel tăng cường khả năng liên kết dữ liệu và cập nhật thông tin liên lạc cho F-15 Baz.

Một bộ khí tài tác chiến điện tử mới cũng được tích hợp vào các máy bay cùng với máy tính mới và hệ thống định vị GPS. Bộ làm mát cũng là một tính năng rất cần thiết được Israel chú ý.

Để hỗ trợ các hệ thống mới, F-15 Baz đã hoàn toàn sửa đổi lại cấu trúc, mà bản thân nó là một thành tích ấn tượng. Để hoàn thành việc nâng cấp F-15 Baz, trong 10 năm (1995-2005), các kỹ sư hàng đầu của Israel đã tốn hết 8.000 giờ làm việc.

Kết quả của việc nâng cấp tốn kém này là một máy bay hoàn toàn mới đã ra đời, trở thành cỗ máy “chết người” hoàn hảo hơn và thích ứng với môi trường tác chiến hiện đại hơn.

Chim cắt đã già nhưng vẫn còn thông minh

Các phi đội F-15 Baz được hồi sinh của Israel chưa bao giờ thích hợp nhiều như hiện nay.

Sự ra đời của vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh, chẳng hạn như JDAM, cho phép nó tấn công các mục tiêu với độ chính xác cực cao, trong mọi thời tiết mà không cần phải dựa vào vũ khí quang học dẫn đường nặng nề.

Chúng cũng có thể tấn công tầm xa như những thập kỷ trước, sự khác biệt duy nhất là Israel hiện nay có đa dạng các loại vũ khí được thiết kế riêng cho những mục tiêu sắp tới.

Ngoài ra, tốc độ, tầm bay và sự ổn định của F-15 Baz đã giúp cho nó có một nền tảng lý tưởng cho nhiệm vụ trinh sát chiến thuật, và hệ thống trinh sát có vỏ bọc lớn đã được nhìn thấy đeo bên dưới những máy bay.

F-15 Baz có những công nghệ tương tự như F-15I và F-16I, nên chúng có thể làm việc chung với nhau, thành lập một mạng lưới tấn công. Mỗi chiếc F-15 Baz được trang bị hệ thống trinh sát có vỏ bọc và hệ thống chia sẻ dữ liệu lên vệ tinh.


F-15D Baz trang bị hệ thống chia sẻ dữ liệu lên vệ tinh (khoanh tròn đỏ) và hệ thống tác chiến điện tử có vỏ bọc EL/L-8222 (mũi tên xanh).

F-15D Baz trang bị hệ thống chia sẻ dữ liệu lên vệ tinh (khoanh tròn đỏ) và hệ thống tác chiến điện tử có vỏ bọc EL/L-8222 (mũi tên xanh).

Các hình ảnh ghi nhận được sẽ được gửi qua kênh liên lạc vệ tinh tới sở chỉ huy cách đó hàng trăm, hoặc thậm chí hàng ngàn km, sau đó sở chỉ huy sẽ lựa chọn mục tiêu cần ưu tiên tấn công và ra lệnh, gửi về lại chiếc F-15 Baz đó.

Từ đây, F-15 Baz có thể gửi thông tin này tới các máy bay F-15 Baz không được trang bị hệ thống chia sẻ dữ liệu lên vệ tinh nhưng mang vũ khí tấn công để tiêu diệt những mục tiêu đó.

Hệ thống chia sẻ dữ liệu lên vệ tinh có thể được nhìn thấy trên một số chiếc F-15B/D với một khối u lớn phía sau buồng lái.

F-15 Baz luôn sẵn sàng để đối đầu với các mối đe dọa cũ và mới

Trong những năm gần đây, F-15 Baz qua nâng cấp đã được sử dụng trong các cuộc xung đột ở cả trong và ngoài phạm vi biên giới của Israel.

Với việc Không quân Israel thường xuyên tấn công vào lực lượng Hezbollah và Syria, như cuộc tấn công tầm xa, vào bãi chứa vũ khí Khartoum, Sudan năm 2012, cho thấy F-15 Baz vẫn là một quốc bảo quý giá và rất có tiềm năng.

Ngoài ra, F-15 Baz đã được sử dụng trong các nhiệm vụ tấn công trong phạm vi biên giới của Israel trong cuộc xung đột ở Gaza, điển hình là chiến dịch Pillar Defense gây tranh cãi gần đây nhất.

Tuy nhiên, không có mục tiêu nào giá trị bằng các cơ sở hạt nhân của Iran cho các máy bay tiêm kích tầm xa của Israel. Rõ ràng, nhờ nhiệm vụ này đã giúp biện minh cho việc tiếp tục đầu tư vào các phi đội F-15 Baz.

Nhờ khả năng mang một khối lượng vũ khí lớn bay trong một khoảng cách xa và thực hiện được nhiều nhiệm vụ cùng một lúc giúp cho nó trở thành một phần không lực chống lại Iran.

Điều này đặc biệt đúng nếu Israel chọn đường bay xa để tấn công Iran, một kỳ công nhưng Israel đang phát triển các phi đội máy bay chở dầu giúp hỗ trợ việc này.

F-15 Baz dự kiến không chỉ phục vụ trong thập kỷ tới, mà còn được nâng cấp bổ sung để sử dụng lâu hơn nữa. Đề xuất có thể bao gồm việc trang bị radar mới, nâng cao năng lực tác chiến điện tử, tích hợp vũ khí mới và giao diện hiển thị buồng lái mới.

Có thể gói nâng cấp bao gồm cả kéo dài tuổi thọ khung thân, cho phép các máy bay F-15C/D Baz tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong ít nhất 2 thập kỷ tiếp theo. Khi đó, nó sẽ vẫn đáp ứng được yêu cầu tác chiến song hành cùng với máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35A.

Nếu F-15C/D trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) tương tự như APG-63(V)3 của Mỹ sẽ giúp nó cung cấp khả năng cập nhật tình huống tầm xa, tăng cường khả năng phát hiện tên lửa hành trình bay thấp và các mục tiêu tàng hình.

Đồng thời, nó có thể là vũ khí tấn công điện tử nhờ các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, mới được phát triển gần đây của Israel.

Phương thức phối hợp này có lợi cho F-35, như mọi máy bay tàng hình khác là giấu mình, âm thầm lặng lẽ tiếp cận mục tiêu bằng cách không sử dụng bất kỳ thiết bị phát sóng vô tuyến hay phát sinh năng lượng điện từ vốn khiến đối phương có thể phát hiện.

Thay vào đó, nó có thể sử dụng thông tin từ radar AESA của F-15C/D, bay đằng sau F-35 hàng chục km và gửi chuyển tiếp đến F-35 thông qua liên kết dữ liệu, để tránh mục tiêu, thậm chí tiêu diệt mục tiêu mà không phát ra bất kỳ năng lượng điện từ nào.

Chiến thuật tương tự đã được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ với các phi đội F-15C/D và F-22 của họ. Vẫn chưa rõ ràng liệu F-15 Baz sẽ có bước nhảy vọt với radar AESA hay không.

Nếu F-35 sẽ trở thành một vũ khí ưa thích, sẽ có cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các quỹ đầu tư để phát triển vũ khí mới cho Không quân Israel, giống như Lầu Năm Góc hiện nay. Một cuộc đấu tranh như vậy có thể hạn chế các chương trình nâng cấp F-15 Baz.

Nếu chương trình được tiếp tục, F-15 Baz có thể sẽ thanh kiếm dài và nguy hiểm nhất của Israel trong nhiều thập kỷ tới, và là một di sản lừng lẫy nhất trong lịch sử của không chiến hiện đại, với tỉ lệ thắng - bại "vô tiền khoáng hậu" 50-0 từ trước tới giờ.

F-15 Baz của Israel sẽ được hồi sinh, tích hợp nhiều vũ khí trang bị hiện đại nhất như bom dẫn đường vệ tinh JDAM, cho phép tấn công các mục tiêu với độ chính xác cực cao, trong mọi điều kiện thời tiết mà không phải dựa vào vũ khí quang học dẫn đường nặng nề.

Chúng vẫn duy trì được khả năng tấn công tầm xa như những thập kỷ trước, sự khác biệt duy nhất là Israel hiện nay có đa dạng các loại vũ khí được thiết kế riêng cho những điều kiện tác chiến trong tương lai.

Ngoài ra, tốc độ, tầm bay và sự ổn định của F-15 Baz đã giúp cho nó có một nền tảng lý tưởng cho nhiệm vụ trinh sát chiến thuật, với những khí tài trinh sát hiện đại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại