Các cường quốc kinh tế, các quốc gia đang có tình hình nhạy cảm trên khắp châu Á đều đang hướng đến Nga như một lối thoát, một giải pháp cho công nghệ vũ khí hiện đại. Trong đó phải kể đến Ấn Độ, Trung Quốc, Iran…
Vừa qua, Iran đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng thủ Bavar-373, loại tên lửa này được Iran phát triển sau khi quốc gia này mua hụt tổ hợp tên lửa S-300 của Nga hồi năm 2010. Moscow đã phải dừng bán S-300 cho Iran khi tuân thủ các lệnh trừng phạt mà LHQ áp đặt lên quốc gia này.
Sau khi thương vụ đổ bể, Iran đã liên tiếp đòi Nga phải bồi thường hợp đồng lên tới hàng tỉ USD. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Iran không có động thái nào cụ thể để đòi khoản bồi thường này từ Nga. Và thế giới tiếp tục ngỡ ngàng khi họ trình làng một hệ thống tên lửa nội địa không khác gì S-300.
Hệ thống vũ khí của Lục quân Iran chủ yếu do Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cung cấp, trong đó có tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới Israel và các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông. Quân đội Iran đang sử dụng tên lửa đạn đạo Scud-B, Scud-C, dựa trên phiên bản
Scud của Nga, cải tiến bộ phận chứa nhiên liệu và đầu đạn (giảm 50% khối lượng) với tầm bắn tăng lên đến 500km, có độ chính xác cao hơn.
Còn với Trung Quốc, không phải bàn cãi nhiều khi quân đội quốc gia này được biên chế hai dòng vũ khí, hoặc mua của Nga, hoặc hàng nội địa tự sản xuất nhưng mang công nghệ Nga, thậm chí là nhái theo công nghệ Nga.
Trong đó phải kể đến chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, vốn là một tàu sân bay bị sa thải từ thời Liên Xô, sau đó Bắc Kinh mua lại và tân trang nó trở thành niềm tự hào của hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc một thời gây xôn xao dư luận khi Thổ Nhĩ Kỳ của khối NATO định mua, được cho rằng đã nhái theo nguyên mẫu là hệ thống S-300.
Một loạt các tiêm kích, cường kích của không quân Trung Quốc được tự hào là hàng nội địa cũng bị cáo buộc đã ăn trộm công nghệ của Nga, như J-11, J-15, J-20… (J-15 tập cất cánh trên tàu
Liêu Ninh)
Ngoài ra, xương sống của quân đội Trung Quốc vẫn là các vũ khí Nga như tiêm kích Su-30, sắp tới sẽ là Su-35, tàu ngầm Kilo, Amur, hệ thống phòng không S-300, sắp tới có thể sẽ là S-400… Được biết, Trung Quốc đang nuôi mộng trở thành một cường quốc quân sự đủ sức đương đầu với Nhật Bản, Mỹ. (Su-30 trong quân đội Trung Quốc)
Quốc gia tiếp theo sử dụng vũ khí Nga làm xương sống cho quân đội mình là Ấn Độ. Dù họ đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí bằng cách tiếp cận với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và tự sản xuất. Nhưng đại đa số vũ khí hiện đại trong biên chế Ấn Độ vẫn là hàng Nga.
Tiêu biểu trong đó phải nói đến hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ, với toàn bộ là tàu ngầm Kilo phiên bản cũ và một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga.
Ngoài ra, Ấn Độ với Nga vừa hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm Brahmos, đây là vũ khí hiện đại mà Ấn Độ lựa chọn sẽ đưa vào mặt hàng đầu tien để xuất khẩu.
Sở dĩ những quốc gia này lựa chọn vũ khí Nga cho quân đội của mình bởi họ đều vướng phải những vấn đề mâu thuẫn với Mỹ, trong khi vũ khí Nga có truyền thống sinh ra là để đối đầu với Mỹ. Ngoài ra, tiếp cận với vũ khí Nga sẽ dễ dàng hơn bởi giá thành rẻ hơn, không kén chọn hoặc nhiều yêu cầu đi kèm về chính trị như nước Mỹ.
Phải nhìn nhận rằng, việc bán vũ khí cho những quốc gia đang nổi này cũng góp phần khiến Nga có những cơ hội hợp tác và gia tăng ảnh hưởng với họ. Trong ảnh là cái ôm thân mật của Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận.
Xem thêm: [Video] Một vụ phóng lỗi của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9
Vụ phóng lỗi của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA