Hầu hết các bạn đều đã trả lời đúng câu hỏi, nêu được cả về mặt kỹ thuật công nghệ chế tạo lẫn ứng dụng trong chiến đấu thực tế đối với các loại súng bộ binh. Đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là thời gian, ai trả lời sớm nhất sẽ "ẵm giải".
Nhóm chuyên gia quân sự quyết định trao phần thưởng của câu hỏi này cho bạn Do Young Ha bởi đã đáp ứng được cả điều kiện cần và điều kiện đủ. Xin chúc mừng bạn. Câu trả lời của bạn Do Young Ha (11h28, ngày 07-10-2015) như sau:
Vũ khí nói chung và vũ khí bộ binh nói riêng hiện nay hầu hết có màu đen nguyên thủy, vậy màu đen hay màng nhuộm đen có ý nghĩa như thế nào về mặt tác chiến và đặc tính kỹ thuật? Có thể xét một số yếu tố sau:
I. Công nghệ chế tạo màng
Chủ yếu dùng:
1. Ô xy hóa bề mặt kim loại: - Ni-tơ-rát hóa, màng tạo thành là sắt oxit Fe304, phốt phát hóa, màng tạo thành là là muối kép MnFe(HP04).
2. Tạo lớp phủ bề mặt:sơn, sơn tĩnh điện, sơn điện ly, mạ..
* Tùy thuộc vào điều kiện công nghệ, chiến thuật tác chiến và tư tưởng quốc phòng nên mỗi quốc gia sử dụng công nghệ tạo màng khác nhau ứng với loại vũ khí đang sử dụng.
II. Màu đen... tại sao?
Hiện nay công nghệ ô xy hóa bề mặt kim loại vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới vì một số lý do cơ bản sau:
1. Công nghệ không quá phức tạp: tuy nhiên chất lượng màng lại tùy thuộc vào "bí quyết" của mỗi nước (quy trình nhuộm, sử dụng pha chế phụ gia...).
2. Màu sắc chủ yếu tạo ra có màu đen, xanh đen, nâu đen, xám tro làm tăng tính thẩm mỹ, tăng tính ngụy trang cho vũ khí.
Bản chất màng nhuộm là các tinh thể muối bám vào bề mặt kim loại của vũ khí, độ bóng thấp giúp tán xạ ánh sáng ra môi trường, dễ hòa lẫn vào môi trường tự nhiên.
3. Màng ô xit tạo ra (Fe304, MnFe(HP04)...) làm giảm sự tác động của môi trường nhưquá trình ăn mòn kim loại trong không khí, nước, môi trường nhiễm hóa chất...
4. Màng ô xít có độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt, giúp tăng độ tin cậy của vũ khí trong quá trình làm việc, đặc biệt đối với các chi tiết có điều kiện làm việc phức tạp chịu va đập cao (khóa nòng, cò, kim hỏa...).
5. Độ dày của màng ô-xit rất mỏng (7-10 Micromet), vì vậy lớp màng không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết, đặc biệt trong quá trình lắp ghép và hoạt động....
III. Kết luận
Màu đen không chỉ là màu sắc của vũ khí mà nó còn bao hàm 5 yếu tố trên. Ở đây tôi chỉ xét công nghệ ô-xit bề mặt kim loại, các công nghệ khác đều phải đáp ứng được 5 yếu tố trên khi muốn đưa vũ khí vào tác chiến.
Ngoài ra, có một số câu trả lời tương đối chính xác và "giống nhau" của các bạn như Lê Chí Hiếu, Lê Văn Vĩnh, Đặng Đình Cường, Nguyễn Duy Long Vũ,... và bạn đọc Bùi Xuân Vinh cũng có câu trả lời hay. Tuy nhiên, xét về độ "dày dặn" chưa bằng đáp án của bạn Do Young Ha.
Vì vậy, chúc các bạn may mắn trong những câu trả lời tiếp theo.
Một số câu trả lời tiêu biểu:
Lê Chí Hiếu (10h25, ngày 07-10-2015):
“Áo đen” chính là lớp bảo vệ cho súng. Nói một cách nôm na chiếc “áo đen” này chủ yếu có tác dụng chống an mòn và chống gỉ.
Trong quá trình huấn luyện dã ngoại và sử dụng, cát, bụi bẩn, nước mưa và hơi nước trong không khí sẽ bám lên bề mặt súng. Khi có chiếc “áo đen” này rồi, các bộ phận kim loại của súng có thể chống được việc ăn mòn và han gỉ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, màu đen của súng ít phản xạ ánh sang nên nó còn phát huy tốt khả năng che giấu, ẩn nấp.
Chiếc “áo đen” này chính là lớp màng mỏng của kim loại bị ôxy hoá hình thành trong quá trình chế tạo súng bằng công nghệ gia công đặc biệt. Sự hình thành của nó có phần giống như hiện tượng “trơ hoá” được nhắc đến trong chương trình hoá học phổ thông.
Ví dụ điển hình nhất là chất axit sunfurit đậm đặc sẽ làm cho bề mặt nhôm và sắt bị trơ hoá, vì thế khi vận chuyển axit sunfurit đậm đặc có thể sẻ dụng các loại đồ đựng bằng nhôm và sắt.
Khi chế tạo súng, người ta vận dụng nguyên lý “trơ hoá” để tạo lớp màng mỏng của chất kim loại ôxy hoá. Lớp màng mỏng này rất khó bong, hơn nữa, có thể chống lại hiện tượng han gỉ và ăn mòn rất hiệu quả.
Mặc dù sơn và mạ điện cũng có thể tạo ra một lớp màng mỏng rất kín khít, không khí, nước không thể thấm qua và cũng đều có thể chống lại hiện tượng han gỉ các bộ phận kim loại rất hiệu quả.
Nhưng, lớp sơn và lớp mạ điện này “vô dụng” trước ăn mòn và thẩm thấu của các dung dịch hoá học như axit, kiềm, dầu… Cho nên các nhà chế tạo súng đã chọn tính năng của chiếc “áo đen” khoác trên bề mặt súng phù hợp hơn rất nhiều so với lớp sơn hoặc mạ nhiệt.
Buixuanvinh (12h09, ngày 07-10-2015):
Nòng súng là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Do đó nóng súng có màu đen là do các yêu tố sau:
1. Quá trình chế tạo nòng súng phải kết hợp nhiều công nghệ như công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.
Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng súng, xu hướng chung hiện nay là:
Chế tạo nòng từ các loại thép các-bon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…
Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%.
Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng súng chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.
2. Nóng súng phải có màu đen đển giảm phát xạ ánh sáng dễ ngụy trang không điều kiện chiến đấu, dễ vệ sinh bằng các loại dâu chuyên dụng cho súng chống oxy hóa.
3. trong quá trình hoạt động nóng súng rất nóng, nếu không làm giảm nhiệt cho nòng sẽ làm cho nòng súng bị cong, lệch. nếu như các súng máy có hệ thống làm mát nòng bằng nước như viker shoặc chất lỏng bay hơi như gsh-31, bằng dầu như vulcan.
Thì các loại súng bộ binh đều làm mát bằng không khí, do đó nóng súng có màu đen là do đặt tính vật lý học là màu đen dễ hấp thu nhiệt và tản nhiệt nhanh hơn so với màu sáng.
Trân trọng,