Choáng với lai lịch tàu đổ bộ "quái dị" của Triều Tiên

GTS |

Loại tàu đổ bộ "quái dị" có thiết kế lạ thường của Hải quân Triều Tiên vừa xuất hiện trong cuộc tập trận có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong Un có lai lịch đặc biệt thế nào?

Nhiều khả năng chúng có xuất xứ từ một loại tàu hàng dân sự hoán cải (thuộc chủng tàu vận tải Ro-Ro.

Tàu Ro-Ro là tàu gì?

Tên loại tàu Ro-Ro là viết tắt của cụm từ “roll-on, roll-off” (chạy qua, chạy lại) đã thể hiện rõ chức năng chính của nó là:

"Chuyên sử dụng để vận chuyển các loại phương tiện siêu trường và siêu trọng tự hành hoặc có xe kéo như: ôtô, xe-máy công trình, máy gặt, đầu máy xe lửa,…".

Chúng xếp ngang hàng với các loại tàu dầu, tàu container, tàu chở hàng rời (bulker), tàu chở chất lỏng, tàu chở chất khí...

Tàu RO-RO có trang bị cầu dẫn (Ramp) ở đuôi, hông hoặc mũi tàu để hàng hóa là các loại phương tiện tự hành có thể lên hoặc xuống dễ dàng.

Tàu được chuyên dùng để chở ô tô gọi là tàu thuần chở ô tô: PCC (Pure Car Camer). Tàu chở ô tô tải nặng và rơ-moóc gọi là tàu PCTC (Pure Car Truck Camer).

Tàu PCTC có boong nâng lên xuống được nhằm tăng chiều cao giữa hai boong cũng như có những boong khoẻ để chịu đựng được những xe cần cẩu kềnh càng nặng nề.

Với những chiếc tàu PCTC chuyên chở những loại xe siêu trường siêu trọng, thì sàn tàu có thể tiếp nhận được các loại xe có trọng tải lên đến 150 tấn.


Tàu đổ bộ quái dị của Triều Tiên.

Tàu đổ bộ quái dị của Triều Tiên.

Tàu đổ bộ của Triều Tiên vốn là tàu vận tải dân sự hoán cải?

Theo như ảnh mà Hãng thông tấn Trung ương KCNA (Triều Tiên) tiết lộ, thì rất có thể đây chính là loại tàu Con-Ro tức là loại tàu được lai ghép giữa tàu RO-RO và tàu Container. Những boong dưới được dùng để chở xe hơi còn trên boong chở container.

Với việc mỗi tàu chỉ có thể mang theo từ 2-3 xe tăng lội nước như loại PT-76 (khoảng 15 tấn mỗi xe) cùng 2 tháp pháo 2 nòng 25mm thì chúng ta có thể ước đoán lượng giãn nước của những con tàu này chỉ tầm 50-60 tấn.

Những con tàu này theo phân chia theo quy phạm hàng hải, chúng vốn là những tàu trung gian chuyên vận tải hàng hóa từ tàu mẹ vào cảng để xếp dỡ và ngược lại.

Không rõ tàu này có áp dụng phương pháp “Quân-Dân" lưỡng dụng như hải quân Trung Quốc đã từng tiến hành hay không?


Một dạng tàu Ro-Ro dân sự.

Một dạng tàu Ro-Ro dân sự.

Mạng sống mong manh trên chiến trường

Tàu Ro-Ro có 1 điều mà tất cả các tàu đổ bộ quân sự đều thèm muốn đó là với cùng một trọng tải nhưng chúng có thể chở gần gấp đôi số lượng hàng hóa.

Ví dụ tàu Type-071 của Trung Quốc có trọng tải 25.000 tấn có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí, 2-4 xà lan đổ bộ, 20 xe quân sự, 4 máy bay trực thăng cùng với gần 800 binh sĩ.

Nhưng với 1 tàu Ro-Ro đồng cỡ có thể mang theo 1.000-1.500 binh sĩ cùng với hơn 200 xe quân sự

Tuy nhiên, với đặc điểm của một loại tàu vận tải dân dụng hạng nặng điển hình, không khó để chỉ ra 4 điểm yếu chí mạng của tàu vận tải Ro-Ro là: không quan sát được toàn bộ tàu, tốc độ thấp, khả năng điều khiển và chuyển động kém, không có khả năng tự vệ.

Độ trễ điều khiển của Ro-Ro rất lớn, thời gian từ khi tàu bắt đầu bẻ lái cho tới khi tàu bắt đầu ăn lái kéo dài nên tính ổn định hướng kém.

Hơn nữa, đường kính đoạn chuyển hướng của tàu thường gấp 3,5 lần chiều dài tàu dẫn đến việc điều động tàu trong luồng và trong khu vực cảng chật hẹp rất khó khăn, khi đổi hướng tốc độ giảm rất nhiều.

Hơn nữa, tàu có quán tính rất lớn, nếu muốn để máy chạy lùi để dừng tàu thì cần khoảng cách và thời gian để dừng tàu lớn hơn nhiều so với tàu cỡ nhỏ. Về mặt hải hành, quá trình hồi phục của tàu Ro-Ro theo dạng chữ S.

Ở góc nghiêng nhỏ, mô men hồi phục rất thấp nên khi bẻ lái phát sinh góc nghiêng ngang lớn và sự phục hồi rất chậm.

Sử dụng Ro-Ro còn đồng nghĩa với khoanh vùng các quân cảng bốc xếp của mình và khu vực đổ bộ trên đất của địch.

Với khả năng xoay trở, chuyển hướng kém và kết cấu cồng kềnh, cùng với kiểu cửa mở phải có cầu cập bờ, Ro-Ro cần những cảng nước sâu và luồng đường rộng để cập sát cầu cảng.

Hơn nữa, việc không có bất cứ một hệ thống phòng thủ nào, tốc độ lại chậm với thời gian chuyển hướng nghiêng mạn tới hàng phút đã biến nó thành con mồi dễ xơi với tất cả các loại vũ khí, kể cả các loại thô sơ như rocket, pháo bờ biển, thậm chí là pháo cối, thủy lôi…

Tàu RO-RO với những cửa rộng mở ra ngoài sát với đường mớn nước, với các boong xe hở. Tất cả những điều này đã ngầm tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ.

Nếu đóng cửa tàu không đúng nước sẽ vào gây chìm tàu, ví như vụ tai nạn tàu Herald of Free Enterprise năm 1987 hoặc làm cho tàu mất ổn định và dễ lật nhào. Nhưng với thành mạn khô cao thì cho dùng bị nghiên trên 60 độ thì nước vẫn rất khó có thể tràn vào tàu.

Hơn nữa do đặc tính kết cấu và nhu cầu vận chuyển khai thác mà con tàu này có tốc độ khá là chậm, chỉ tầm 20kn (37km/h)

Lai lịch con tàu còn khá mơ hồ

Hiện tại, vẫn chưa thể xác minh được những tàu này có xuất xứ từ đâu. Vốn dĩ, loại tàu này xuất hiện ở nước có ngành công nghiệp ôtô mạnh (phù hợp với việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ) CHND Triều Tiên lại không thuộc nhóm nước này.

Khoảng 10 năm trước đây, đại đa số các tàu vận tải Ro-Ro trên thế giới đều thuộc sở hữu công ty vận tải biển Nhật Bản.

Thậm chí, Tổng công ty vận tải viễn dương Trung Quốc (COSCO) chỉ có 3 tàu Ro-Ro cỡ nhỏ nên phải thuê thêm tàu của Nhật dẫn đến chi phí xuất khẩu ôtô bị đội lên rất cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây Trung Quốc đã đẩy mạnh mua sắm và đóng mới các tàu vận tải loại này để hiện thực hóa tham vọng của chính phủ Trung Quốc là nội hóa toàn bộ ngành vận tải xuất khẩu.

Cũng như theo định hướng của chính phủ, để phục vụ cả mục đích quân sự “quân - dân lưỡng dụng, kết hợp thời bình”.

Ngày 14/8/2012, Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng tàu vận tải Ro-Ro “Ngọc Phỉ Thúy Bột Hải”, có chiều dài 178m, rộng 28m, lượng giãn nước 36.000 tấn vào việc huấn luyện đổ bộ trong tác chiến hải quân.


Tàu đổ bộ Triều Tiên thực hành diễn tập.

Tàu đổ bộ Triều Tiên thực hành diễn tập.

Ngoài ra, các nước như Hàn Quốc, Việt Nam, Indo đều có khả năng đóng được loại tàu này.

Đối với ngành đóng tàu Việt Nam, năm 2008, Công ty Đóng tàu Hạ Long và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu đã triển khai dự án đóng mới xuất khẩu 2 tàu chở ô tô có sức chở 4.900 xe và 6.900 xe.

Ngoài khả năng tiếp nhận tàu từ các nước khác, không loại trừ việc Triều Tiên đã tự đóng và thiết kế loại tàu này.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là với một đất nước bị cấm vận như Triều Tiên, lại có ngành công nghiệp ôtô kém phát triển thì tại sao họ lại đóng chủng tàu này, trong khi nó lại không phù hợp lắm với khả năng vận tải quân sự.

Với việc, điều động các tàu vận tải dân sự vào công tác quân sự, điều này đã thể hiện rõ sự yếu kém và lạc hậu của quân đội Triều Tiên trong tác chiến đổ bộ.

Tuy nhiên, nếu thật sự các này là những con tàu do kĩ sư Triều Tiên đóng thì sẽ không có bất ngờ gì nếu chúng ta thấy được những con tàu đổ bộ lớn hơn, các khả năng vận chuyển cả người và phương tiện vũ khí xuất hiện trong hải quân Triều Tiên trong tương lai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại