Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á

quangminh |

Trung Quốc không ngừng mở rộng, bành trướng về quân sự, là nguyên nhân chính gây ra cuộc chạy đua vũ trang.

Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á 1
Tàu ngầm 214 của Hàn Quốc hạ thủy
Trung Quốc không ngừng mở rộng, bành trướng về quân sự, là nguyên nhân chính gây ra cuộc chạy đua vũ trang về tàu ngầm ở châu Á…
Trang mạng “The Australian” vừa đăng bài viết “Tất cả các ánh mắt đều chú ý tới hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc ở châu Á” (All eyes on China in Asian arms build-up).
Bài viết cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thúc đẩy các nước châu Á tăng cường vững chắc khả năng phòng thủ trên thực tế, đặc biệt là khả năng tàu ngầm để ứng phó với Trung Quốc. Australia hiện còn đang cân nhắc mua động cơ của Nhật Bản cho tàu ngầm mới và cam kết mua tới 100 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của hãng Lockheed Martin Mỹ.
Nội dung bài viết như sau:
Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á 2
Tàu khu trục Trung Quốc phóng đạn hồng ngoại đánh lừa trên biển trong một cuộc diễn tập.
Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Nhưng, so với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của hạm đội Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, tàu Liêu Ninh chỉ là một đứa “em”. Nhưng, Trung Quốc chính thức bàn giao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân vào tháng 9 đã làm cho toàn thế giới hiện ý thức được đầy đủ về ý nghĩa mở rộng quân sự ở châu Á.
Sở hữu tàu sân bay thực sự tượng trưng cho một quốc gia có khát vọng mở rộng, bành trướng sức mạnh ra biển xa. Trung Quốc đang tranh thủ từng giờ từng phút để vận hành thử tàu sân bay Liêu Ninh và đã tiến hành bay thử máy bay chiến đấu hải quân.
Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á 3
Tàu ngầm Trung Quốc sẽ làm "bia ngắm" của quân đội Mỹ, Nhật trong một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng.
Trên thực tế, các nước láng giềng châu Á đã tăng cường khả năng một cách vững chắc để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có điều khẳng định là: Sự tăng trưởng liên tục về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của mọi người. Trong đó, Australia quan tâm chặt chẽ đến an toàn của tuyến đường hàng hải xuất nhập khẩu trên biển Đông.
Trung Quốc cũng có những đòi hỏi chủ quyền (vô lý) với một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia.
Để ngăn chặn xung đột trên biển, Mỹ đưa 60% tàu chiến đến triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những nước tương đối nhỏ hiểu rằng họ không thể chống lại cỗ máy quân sự khổng lồ của Trung Quốc, nhưng họ đã đầu tư cho tàu ngầm và máy bay để tránh bị thao túng, chi phối trong tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc đang đầu tư cho “sát thủ tàu sân bay” - tên lửa chống hạm DF-21 và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, hơn nữa cả tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục và máy bay. Theo phân tích của các chuyên gia, Trung Quốc đang xây dựng một “chuỗi ngọc trai” được hợp thành bởi các nước đang phát triển, nhằm phục vụ cho tàu chiến của họ cập cảng, neo đậu và nhận tiếp tế ở các cảng biển ở Ấn Độ Dương.
Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á 4
Mỹ quyết giữ ưu thế quân sự tuyệt đối dưới lòng đại dương
Trung Quốc còn đang theo đuổi công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng tất cả các chuyên gia cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình của họ, cũng giống như “hải quân nước xanh”, vẫn thua kém nhiều năm so với Mỹ về khả năng và công nghệ.
Mỹ đang triển khai máy bay chiến đấu F-22 Raptor và máy bay trực thăng vận tải cánh xoay MV-22 Osprey ở căn cứ trên đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản, đồng thời triển khai một chiếc tàu sân bay khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Họ cũng sẽ triển khai 4 tàu chiến đấu duyên hải (tàu tuần duyên) ở Singapore.
Nhưng, tàu ngầm là người tham gia chủ yếu của cuộc chơi. Tàu ngầm vẫn là điểm quan tâm lớn nhất ở biển Đông. Đối với Mỹ, tàu ngầm là một vấn đề lớn, bởi vì nếu triển khai một cụm chiến đấu tàu sân bay triển khai ở biển Đông, thì tàu ngầm Trung Quốc có thể gây ra rất nhiều thiệt hại. Theo những thông tin của hãng AP gần đây, hạm đội Hải quân Mỹ sở hữu 60 tàu ngầm, trong đó có 9 tàu ngầm động cơ hạt nhân và sẽ triển khai nhiều tàu ngầm hơn ở châu Á.
Một cuộc chạy đua vũ trang về tàu ngầm ở châu Á đang được tiến hành. Điều này chủ yếu là do Trung Quốc gây ra, bởi vì các nước khác luôn chú ý theo dõi Trung Quốc. Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Singapore gần đây đều mua hoặc chế tạo tàu ngầm, hoặc đang có kế hoạch làm như vậy. Australia cũng đang mua hoặc chế tạo tàu ngầm mới.
Chính Trung Quốc gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở châu Á 5
Tàu ngầm thông thường lớp Collins của Hải quân Australia.
Chính phủ Australia còn cam kết mua hơn 100 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 do công ty Lockheed Martin sản xuất, để thay thế cho biên đội máy bay chiến đấu cũ kỹ, cho dù kế hoạch này bị chậm trễ. Australia hiện cũng đang xem xét mua động cơ của Nhật Bản cho tàu ngầm.
Nhật Bản mặc dù bị trói buộc bởi “Hiến pháp Hòa bình”, nhưng vẫn cùng Mỹ tích cực thúc đẩy hệ thống phòng thủ tên lửa, bề ngoài là để phòng thủ tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhưng thực chất là nhằm vào Trung Quốc.
Gần đây, Mỹ và Nhật Bản tuyên bố sẽ lắp đặt trạm radar X-band (sóng ngắn) ở miền nam Nhật Bản. Điều này sẽ có lợi cho tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa.
Nhật Bản cũng sẽ mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của hãng Lockheed Martin để nâng cao khả năng tác chiến của họ.
Gần đây, Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về mở rộng tầm phóng tên lửa đạn đạo cho Hàn Quốc, tầm phóng này sẽ có thể bao trùm lên toàn bộ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Mỹ cũng sẽ tăng cường khả năng tác chiến cho liên đội máy bay chiến đấu KF-16 của Hàn Quốc.
Chất lượng binh sĩ cũng quan trọng, trong 1 năm Trung Quốc chi khoảng 40.000 USD cho một binh sĩ, Nhật Bản chi 240.000 USD, còn Mỹ chi 500.000 USD.
Ấn Độ là một “đầu mối trọng yếu” tập trung phòng thủ bị coi nhẹ, họ cũng đang mua sắm tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay nhằm đối phó với Pakistan và Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại