Cận cảnh "trung tâm chỉ huy nổi" lớn nhất của Nhật

Tên tàu “Izumo” từng được sử dụng cho tàu chiến chỉ huy của một hạm đội Hải quân Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh tại Trung Quốc.

JDS Izumo (DDH-183) là tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật Bản hiện nay. Izumo có thể được sử dụng làm trung tâm chỉ huy để điều phối các lực lượng trên đất liền, trên không và trên biển trong trường hơp xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Mặc dù được thiết kế để mang tới 14 máy bay trực thăng, giới chuyên môn cho rằng tàu sân bay này có thể được sửa đổi để sử dụng như một tàu sân bay thông thường. Do hạn chế về hiến pháp, lực lượng quân sự của Nhật Bản bị cấm sở hữu vũ khí tấn công.
Con tàu được hạ thủy vào ngày 6/82013 tại nhà máy Isogo của hãng Japan Marine United ở thành phố Yokohama, Nhật Bản.
Tàu 22DDH được đặt tên là Izumo, số hiệu 183, có kế hoạch chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2015. Tên tàu “Izumo” từng được sử dụng cho tàu chiến chỉ huy của một hạm đội Hải quân Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh tại Trung Quốc.
Tàu Izumo có đường băng nối thẳng từ đầu đến đuôi tàu, bề ngoài trông giống như tàu sân bay.
Tàu Izumo có thể đồng thời cất và hạ cánh 5 máy bay trực thăng, có năng lực sửa chữa máy bay trực thăng trên biển và tiếp dầu cho tàu chiến khác.
Tàu 22DDH có lượng giãn nước tiêu chuẩn là 19.500 tấm, lượng giãn nước đầy là 27.000 tấn, dài 248 m, rộng 38 m, mớn nước 7 m, kích cỡ lớn hơn 50% so với tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga.
Kinh phí chế tạo tàu Izumo khoảng 120 tỷ yên. Tàu này cũng có thể mang theo máy bay vận tải Osprey của quân Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Biển đang chế tạo một chiếc tàu khu trục khác cùng loại với tàu Izumo.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện sở hữu 2 tàu khu trục có đường băng nối thẳng gồm Hyuga và Ise, lượng giãn nước tiêu chuẩn đều khoảng 13.500 tấn. Tàu Izumo là phiên bản nâng cấp của 2 tàu này, đã tăng chức năng tiếp tế, độ dài đã tăng khoảng 50 m.
Lực lượng Phòng vệ Biển cho biết, tàu khu trục Izumo có chức năng "căn cứ trên biển" - dừng lại lâu dài trên biển. Nhưng, khi thiết kế họ hoàn toàn không xem xét đến việc cất/hạ cánh máy bay cánh cố định, vì vậy không thể được coi là tàu sân bay.
Về lượng giãn nước của con tàu này, tàu sân bay Invincible của Hải quân Hoàng gia Anh cũng không thể sánh bằng. Ngoài ra, tàu đã trang bị 3 hệ thống vũ khí Phalanx và 2 thiết bị phóng tên lửa RAM.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, tàu 22DDH có thể mang theo 14 máy bay trực thăng SH-60K Sea Hawk. Sau khi được cải tạo, nó còn có năng lực mang theo máy bay chiến đấu F-35B.
Mặc dù giới chức Nhật Bản khẳng định con tàu sẽ được sử dụng để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo và các chiến dịch sơ tán quy mô lớn trong những tình huống như trận động đất/sóng thần 2011 nhưng Izumo được cho là sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ và biển đảo của Nhật Bản.
Được trang bị một phòng hội nghị điện tử - có thể đưa ra các mệnh lệnh đối với các đơn vị riêng lẻ - và một hệ thống thông tin tiên tiến, Izumo có khả năng tăng cường các chiến dịch phối hợp của quân đội Nhật như một trung tâm chỉ huy nổi.
Các máy bay cảnh báo sớm E-767, E-2C của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, các máy bay tuần tra P-3C của lực lượng phòng vệ biển, các tàu khu trục cũng như các đơn vị chống hạm và phòng không của lực lượng phòng vệ mặt đất có thể phối hợp tác chiến nếu tàu Izumo trở thành sở chỉ huy tiền tiêu.

 

Trong khi đó, Bộ quốc phòng Nhật cũng có kế hoạch mua 17 máy bay vận tải MV-22 Osprey của Mỹ để hoạt động trên Izumo vào năm 2018.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại