Buk-M2E và SPYDER - Cặp đôi hoàn hảo cho Việt Nam

Chuyên gia quân sự Minh Quân |

Nếu trang bị bộ đôi này, lưới lửa phòng không Việt Nam sẽ đan khắp bầu trời.

Được xác định sẽ tiến thẳng lên hiện đại, những năm gần đây Quân chủng Phòng không - Không quân nói chung và lực lượng phòng không nói riêng đã được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài mới và hiện đại như hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1.

Nhưng hệ thống S-300PMU1 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, chuyên dùng để đánh những mục tiêu có giá trị chiến lược, chiến thuật cao như máy bay chỉ huy trên không của đối phương.

Tư lỆnh Quân chủng PK - KQ
trung tướng lê huy vịnh
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân chủng PK-KQ hiện đại, những năm qua, quân chủng đã tích cực triển khai nhiều dự án nhằm cải tiến, nâng cao tuổi thọ và tính năng của các loại VKTBKT; đồng thời, từng bước đầu tư mua sắm các loại VKTBKT mới, hiện đại như tổ hợp ra-đa cảnh giới ELM-2288/ER, đài ra-đa cảnh giới 36D6, ra-đa thụ động Kolchuga; tên lửa SPYDER, S-300PMU1, S-125-2TM; máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, Casa-295; hệ thống quản lý tình báo tự động VQ 98-01, VQ-1M, VQ-2...; phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội nghiên cứu, sản xuất ra-đa RV-D1, VRS-S, VRS-W...

Để bảo vệ yếu địa, phòng không Việt Nam cần có thêm những hệ thông tên lửa tầm trung để thay thế cho S-75M và S-125 hiện có trong biên chế. Các nước có tiềm lực xuất khẩu vũ khí hiện nay chế tạo khá nhiều hệ thống tên lửa tầm trung.

Trong số đó, hai ứng cử viên sáng giá nhất để bổ sung cho chiếc ô phòng không tầm trung của Việt Nam chính là SPYDER (Israel) và Buk-M2E (Nga).

Sự lựa chọn hoàn hảo cho Việt Nam

Buk-M2E và SPYDER đều là các hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại, được phát triển trong thời gian gần đây. Cụ thể, Buk-M2E hoàn thành quá trình nghiên cứu vào năm 1988 và đi vào sản xuất từ năm 2007.

Về phần mình, SPYDER mới được đưa ra thị trường từ năm 2005. Như vậy, cả Buk-M2E và SPYDER đều là các tổ hợp mới hơn nhiều so với S-75 và S-125.


Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder-SR của Israel.

Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder-SR của Israel.

Về thông số kỹ chiến thuật, Buk-M2E vượt trội hoàn toàn so với S-75. Tổ hợp này có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa tới 50km, độ cao tối đa là 25km.

Đạn 9K317E của Buk-M2E có tốc độ Mach 4 và có khả năng đánh chặn mục tiêu có tốc độ từ 400-1200m/s, trong khi S-125 chỉ chặn được các mục tiêu bay ở tốc độ 300-800m/s.

Cuối cùng, Buk-M2E có thể phóng và điều khiển đồng thời 24 đạn tên lửa tới các mục tiêu khác nhau, trong khi S-75 chỉ có thể bám bắt duy nhất một mục tiêu và điều khiển 2 đạn tới mục tiêu này.

SPYDER cũng không hề kém cạnh. Tổ hợp tên lửa của Israel có tầm bắn 35km và độ cao 16km, tương đương phiên bản S-125-2TM về tầm bắn và kém hơn về độ cao. Tuy nhiên, SPYDER nổi trội về tính năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp này có khả năng bắn-quên được ở hai tầm ngắn và trung nhờ 2 loại đạn tên lửa khác nhau. Trong đó bao gồm tên lửa tầm trung gắn đầu tự dẫn radar chủ động Derby và tên lửa tầm ngắn mang đầu dò hồng ngoại hai băng Python-5.

Đạn Python-5 có tính năng khóa mục tiêu sau khi phóng (LOAL), bảo đảm bí mật khi tiến công mục tiêu do nó vốn là biến thể của đạn tên lửa đối không trang bị trên máy bay tiêm kích thế hệ 4 và 4+.


Xe bệ phóng tự hành và xe tiếp đạn kiêm xe phóng chấp hành của tổ hợp tên lửa phòng không BuK-M2E.

Xe bệ phóng tự hành và xe tiếp đạn kiêm xe phóng chấp hành của tổ hợp tên lửa phòng không BuK-M2E.

Ngoài các ưu điểm về thông số kỹ chiến thuật, Buk-M2E và SPYDER còn có một ưu điểm nữa, chúng đều có phiên bản sử dụng khung gầm việt dã bánh lốp.

Điều này làm tăng khả năng cơ động, giúp tổ hợp dễ dàng triển khai trận địa đón đánh địch cũng như sẵn sàng thu hồi nhanh để triển khai ở vị trí khác. Đây là một lợi thế rất lớn trong chiến thuật phòng tránh, đánh trả.

Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện có trong biên chế của Việt Nam đều là các hệ thống tên lửa cố định.

Dù đã có nhiều lần cải tiến, nâng cấp và huấn luyện rút ngắn thời gian triển khai, thu hồi nhưng để làm được những việc đó S-75M và S-125-2TM phải mất hàng tiếng hoặc nhanh nhất cũng phải tính bằng chục phút.

Trong khi đó, với khả năng tự hành toàn bộ của Buk-M2E và SPYDER đây lại là một điểm mạnh.


Có 2 phiên bản tầm gần Spyder-SR (trái) và tầm trung Spyder-MR (phải)

Có 2 phiên bản tầm gần Spyder-SR (trái) và tầm trung Spyder-MR (phải)

Xe bánh lốp phù hợp với địa hình đường xá của Việt Nam hơn các hệ thống trên khung xe bánh xích. Các tổ hợp phòng không trên xe bánh xích hiện đang trang bị như ZSU-23-4M1 và A89 gặp nhiều bất tiện khi cơ động hành quân xa trên các tuyến đường giao thông.

Chúng cần tới xe chở tăng để khắc phục những bất tiện đó, việc này sẽ làm gia tăng sự phức tạp khi vận hành, cũng như giảm khả năng cơ động của đơn vị.

Nhìn chung, SPYDER và Buk-M2E chính là lựa chọn hợp lý nhất đối với Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Trong đó, tương lai của Spyder ở Việt Nam đã được đảm bảo khi Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ khẳng định như vậy trên Báo QĐND.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam sở hữu cả Buk-M2E và SPYDER?

Cùng đóng vai trò là tên lửa phòng không tầm trung, nhưng SPYDER và Buk-M2E có những điểm mạnh, yếu khác nhau và nếu “đứng chung trong một chiến hào” chúng lại có thể bổ sung lẫn cho nhau.

Do đó, không loại trừ khả năng Quân chủng PKKQ sẽ trang bị cả hai tổ hợp tên lửa này.

Buk-M2E có điểm mạnh là tầm bắn xa. Như vậy, Buk-M2E phù hợp với vai trò tổ hợp phòng không độc lập, phụ trách bảo vệ một khu vực có bán kính 50km với địa hình bằng phẳng. Nhờ đó, Buk-M2E sẽ phát huy được khả năng bao quát tầm trung xa của mình.


Mô hình các thành phần đầy đủ của một tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E.

Mô hình các thành phần đầy đủ của một tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E.

SPYDER có tầm bắn kém hơn, bù lại chính là khả năng tấn công các mục tiêu trên đỉnh đầu tốt hơn Buk-M2E.

Thực tiễn chiến tranh đường không cho thấy trước mỗi cuộc tập kích đường không, máy bay tiêm kích của địch thường bắn phá và khống chế khu vực đỉnh sân bay và 2 đầu đường băng cất hạ cánh để vô hiệu sân bay, cũng như lực lượng không quân tiêm kích của ta.

Ngoài ra, SPYDER nếu sử dụng tên lửa tầm ngắn Python-5 cũng có thể đóng vai trò là tổ hợp phòng không tầm ngắn và tầm trung để hộ vệ cho tên lửa tầm xa S-300PMU-1, thay thế các hệ thống A89 (Strela-10M) đã cũ kỹ.

Cùng có tổng cơ số đạn là 48 quả nhưng một tiểu đoàn SPYDER có tới 24 đạn (6 xe phóng) sẵn sàng chiến đấu, trong khi A89 chỉ có 16 quả (4 xe phóng).

Số lượng các xe chỉ huy và hậu cần trong mỗi tiểu đoàn cũng được rút gọn, từ 8-12 xe của A89 xuống còn 3-6 xe của SPYDER.

Cơ hội để Buk-M2E và SPYDER song hành tại Việt Nam là khá cao.

Bởi lẽ bên cạnh đối tác Israel chắc chắn sẽ cung cấp SPYDER, thì Nga cũng đang có quan hệ hợp tác quốc phòng rất tốt với Việt Nam. Không có lý do gì để họ từ chối một khách hàng tiềm năng như vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại