[ẢNH] Đối thủ tiềm tàng của Hải quân Trung Quốc tại biển Đông

Phi Yến |

Mặc dù không nằm trong khu vực biển Đông nhưng Hải quân Australia luôn tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ Mỹ và đồng minh trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc.

Với chính sách trên của Chính phủ Australia, tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng lớp Canberra có thể được coi là một đối thủ tiềm tàng, đe dọa trực tiếp đến chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc.

HMAS Canberra (L02) được thiết kế dựa trên nguyên mẫu tàu đổ bộ trực thăng lớp Juan Carlos I của Hải quân Tây Ban Nha (tương tự như các khu trục hạm phòng không lớp Hobart chính là bản sao của lớp Álvaro de Bazán).

Tàu được khởi đóng năm 2008 tại nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha, sau khi hoàn thành 75% khối lượng vào năm 2011, thân tàu được kéo tới Australia vào cuối năm 2012 để hoàn thiện nốt 25% công việc còn lại, HMAS Canberra chính thức vào biên chế ngày 28/11/2014.

Thông số kỹ thuật cơ bản của HMAS Canberra: chiều dài 230,82 m; chiều rộng 32,0 m; mớn nước 7,08 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 27.500 tấn, đầy tải 30.300 tấn.

Tàu được trang bị kết hợp 2 động cơ diesel MAN 16V32/40, 1 động cơ turbine khí GE LM2500 và 2 chân vịt bầu xoay (azimuth thrusters) Siemens cho tốc độ tối đa 20 hải lý/h (37km/h), tốc độ kinh tế 15 hải lý/h (28 km/h); tầm hoạt động 9.000 hải lý (17.000 km) khi chạy ở tốc độ kinh tế.

So với những tàu đổ bộ chở trực thăng khác, HMAS Canberra giống với tàu sân bay hơn cả khi có phần boong được thiết kế với đường cất hạ cánh kiểu nhảy cầu, có khả  năng triển khai hoạt động như một tàu sân bay nhỏ với các máy bay phản lực cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh ngắn như AV-8 Harrier hoặc F-35B.

So với những tàu đổ bộ tấn công chở trực thăng khác, HMAS Canberra giống tàu sân bay hơn cả khi có phần boong được thiết kế với đường cất hạ cánh kiểu nhảy cầu dốc 13 độ, có khả năng triển khai hoạt động như một tàu sân bay nhỏ.

Ở cấu hình tàu sân bay, HMAS Canberra sẽ mang theo các máy bay phản lực cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như AV-8 Harrier hoặc F-35B.

Còn trong điều kiện hoạt động bình thường, boong tàu đủ chỗ cho 6 trực thăng hoạt động cùng lúc, nhà chứa máy bay tiếp nhận được 16 trực thăng hạng nặng hoặc lên tới 24 trực thăng hạng trung và hạng nhẹ.

Theo yêu cầu từ phía hải quân Hoàng gia Australia đặt ra cho nhà thiết kế, HMAS Canberra có khả năng chuyên chở 1.000 lính thủy đánh bộ cùng 150 xe bọc thép các loại, bao gồm cả các xe tăng M1A1 trong biên chế của quân đội Australia.

Theo yêu cầu từ phía Hải quân Hoàng gia Australia đặt ra cho nhà thiết kế, HMAS Canberra phải có khả năng chuyên chở 1.000 lính thủy đánh bộ cùng 150 xe bọc thép các loại, bao gồm cả xe tăng M1A1 Abrams có trong biên chế của Quân đội Australia.

Khi chính thức đưa HMAS Canberra vào hoạt động từ cuối năm ngoái, Hải quân Hoàng gia Australia đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn và có thể biến đổi công năng thành tàu sân bay hạng nhẹ khi cần thiết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên