3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ

quangminh |

(Soha.vn) - Mạng lưới phòng thủ này bao phủ từ tầng bình lưu đến tầng ngoại quyển, sử dụng UAV, hệ thống vệ tinh, kính hiển vi tele...

3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 1
Máy bay không gian Falcon HTV-2 Mỹ
Trang mạng đài truyền hình bán đảo Qatar vừa đăng bài viết “Tương lai của chiến tranh không gian và vai trò ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ” của giáo sư sử học Alfred McCoy, phân hiệu Madison, Đại học Wisconsin, Mỹ.
Bài viết cho rằng, năm 2012, kế tiếp việc Mỹ tiến hành chiến tranh trên bộ nhiều năm ở Iraq, Afghanistan và liên tục tăng ngân sách quân sự, Chính phủ Obama đã tuyên bố thu hẹp chiến lược phòng thủ trong tương lai, trong đó có vấn đề cắt giảm 14% lực lượng bộ binh.
Thay vào đó, Mỹ tiếp tục coi trọng đầu tư để giành lấy quyền kiểm soát/chi phối không gian vũ trụ và không gian mạng, đặc biệt là “khả năng không gian vũ trụ rất quan trọng” như Chính phủ Mỹ tuyên bố.
Đến năm 2020, cấu trúc phòng thủ mới này, về lý thuyết, có thể thông qua công nghệ robot để kết hợp giữa chiến tranh không gian vũ trụ với chiến tranh không gian mạng và chiến tranh trên bộ. Điều quan trọng là, không gian vũ trụ và không gian mạng là sự vật mới, là lĩnh vực xung đột quân sự không được ai quản lý, về cơ bản không bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.
Mỹ hy vọng dựa vào điều đó để chi phối toàn cầu bằng phương thức mới, đồng thời giúp họ duy trì được ưu thế trong một thời gian dài ở thế kỷ 21, đúng như trước đây Anh sử dụng sức mạnh trên biển để xưng bá thế giới, trong khi đó, ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sử dụng sức mạnh trên không để gây ảnh hưởng trên toàn cầu.
3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 2
Chiến tranh không gian vũ trụ
Theo bài viết, mặc dù chương trình chiến tranh không gian vũ trụ của Mỹ vẫn giữ bí mật cao độ, nhưng vẫn có thể tìm được manh mối từ trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ, đồng thời phát hiện được rất nhiều nội dung quan trọng từ việc trình bày mang tính công nghệ của Cục dự án nghiên cứu cao cấp – Bộ Quốc phòng Mỹ, từ đó ta có thể nhìn thấy được “bức tranh” của chương trình không gian này.
Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng, sớm nhất đến năm 2020, Mỹ có thể thông qua 3 mạng lưới phòng thủ không gian quan trọng để theo dõi toàn cầu mà không bị gián đoạn, phạm vi bao phủ của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng này từ tầng bình lưu đến tầng ngoại quyển (tầng ngoài), lấy trang bị máy bay không người lái lắp tên lửa linh hoạt làm lực lượng chính, do hệ thống vệ tinh kiểu modul có khả năng kháng cự mạnh làm “mối nối”, thông qua kính hiển vi tele (nhìn xa) để tiến hành theo dõi, đồng thời sử dụng công nghệ điều khiển robot (người máy) để vận hành.
Global Hawk kiểm soát tầng thấp nhất
Bài viết cho rằng, tầng thấp nhất của mạng lưới phòng thủ không gian này của Mỹ là tầng dưới của tầng bình lưu. Bộ Quốc phòng Mỹ đang xây dựng đội bay gồm 99 máy bay không người lái Global Hawk.
3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 3
Máy bay do thám không người lái Global Hawk kiểm soát tầng thấp nhất
Những máy bay này đã được trang bị máy camera có tỷ lệ phân giải cao, có thể theo dõi tất cả địa hình trong phạm vi bán kính 100 dặm Anh (khoảng 161 km); đồng thời những máy bay này còn trang bị bộ cảm biến điện tử chặn thông tin, có thể bảo đảm động cơ hiệu quả cao giúp máy bay hoạt động liên tục 24/24 giờ và có thể tiêu diệt tên lửa của mục tiêu mặt đất.
Đến cuối năm 2011, Không quân và Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ đã bố trí, triển khai 60 cơ sở máy bay không người lái ở lục địa Âu-Á, những máy bay không người lái này đã được trang bị tên lửa Hellfire và bom GBU-30, làm cho các mục tiêu ở bất cứ khu vực nào tại 3 châu lục Âu-Á-Phi đều nằm trong phạm vi tập kích đường không.
Nếu tất cả phát triển theo kế hoạch, thì ở nơi có độ cao nhất là 12 dặm Anh, máy bay không người lái (tuần tra toàn bộ Trái đất) sẽ bay 1 lần với thời gian 5 năm không gián đoạn, đồng thời mang theo bộ cảm biến “không chớp mắt”, có thể còn mang theo tên lửa có khả năng tấn công chí tử.
3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 4
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa Hellfire
Falcon ngự trị tầng trung gian
Bài viết cho rằng, ở tầng trung gian của mạng phòng không không gian cũng chính là tầng trên của tầng bình lưu, Cục dự án nghiên cứu cao cấp và Không quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển máy bay hành trình siêu siêu âm (máy bay siêu thanh, siêu tốc, tên lửa siêu thanh) mang tên Falcon HTV-2.
Loại máy bay này bay ở độ cao 20 dặm Anh, dự kiến có thể mang theo tải trọng hiệu quả 545 kg, khi cất cánh từ nước Mỹ, chưa đầy 2 giờ là nó có thể bay được cự ly 9.000 hải lý (khoảng 16.700 km).
Mặc dù loại siêu máy bay này đều đã bay thử thất bại vào tháng 4/2010 và tháng 8/2011, nhưng nó thực sự đã đạt được tốc độ kinh người là 13.000 dặm Anh/giờ, gấp 22 lần vận tốc âm thanh, hơn nữa số liệu thu được từ hoạt động bay thử càng có lợi cho việc giải quyết vấn đề khí động lực học còn tồn tại hiện nay.
3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 5
Máy bay không gian Falcon HTV-2 Mỹ
X-37B chủ trì tầng ngoại quyển
Bài viết chỉ ra, tầng cao nhất – “thời đại chiến tranh vũ trụ” của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng đã để lộ manh mối vào tháng 4/2010. Khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lặng lẽ phóng tàu vũ trụ không người lái (hay còn gọi là tàu con thoi vũ trụ mini, máy bay không gian/vũ trụ không người lái, máy bay) mang tên X-37B.
Loại máy bay vũ trụ này chỉ dài 29 thước Anh (khoảng 8,8 m), quỹ đạo bay cách Trái đất 250 dặm Anh. Sau khi hoạt động trong không gian 15 tháng, chiếc máy bay mẫu X-37B thứ hai đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Vandenberg vào tháng 6/2012, điều này khẳng định với dư luận rằng “máy bay không gian được kiểm soát bằng công nghệ robot, có thể tái sử dụng” đã bay thử thành công, đồng thời đã xác định máy bay không người lái bay ở ngoài bầu khí quyển là khả thi.
3 mạng phòng thủ không gian bá chủ toàn cầu của Mỹ 6
Máy bay vũ trụ X-37B được cho là đã do thám trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc
Đỉnh của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng này cũng chính là nơi cách Trái đất 200 dặm Anh – nơi sẽ nhìn thấy máy bay không người lái lướt qua rất nhanh. Đối với loại máy bay vũ trụ này, vệ tinh trên quỹ đạo là mục tiêu tấn công chủ yếu.
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu phát triển hệ thống vệ tinh F-6, nó sẽ “phân chia một tàu vũ trụ khổng lồ thành rất nhiều yếu tố và điểm nút kết nối không dây, từ đó tăng cường khả năng ngăn chặn một bộ phận máy nào đó xảy ra sự cố hoặc kẻ thù phát động tấn công”.
Cuối cùng, uy lực, sức mạnh của mạng lưới phòng thủ này phải xem Quân đội Mỹ có thể kết hợp được rất nhiều vũ khí không gian toàn cầu với cấu trúc chỉ huy người máy (robot) hay không, từ đó có thể phối hợp các hành động ở khu vực tác chiến giữa không gian vũ trụ, không gian mạng với hải, lục, không quân.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại