Trong những năm gần đây, mạng xã hội tràn ngập các cuộc thảo luận về độ tuổi 35. Người ta nói về sự bất công và lo lắng mà con số này mang lại, nhưng cùng lúc đó, những người lớn tuổi hơn đang làm gì? Một người 45 tuổi có thể có lối thoát nào?
Việc già đi lẽ ra phải đồng nghĩa với một tầm nhìn rộng hơn và tư duy trưởng thành hơn, vậy nhưng, đứng trước ranh giới của tuổi tác này, nhiều người ngược lại lại bị đẩy ra bên lề xã hội.
Hầu hết mọi người đều từng trải qua tình huống tương tự: nộp hồ sơ nhưng không nhận được phản hồi, người phỏng vấn trực tiếp nói "Chúng tôi muốn một người trẻ hơn", họ thậm chí còn xóa kinh nghiệm từng làm quản lý trong hồ sơ để có được một công việc cấp cơ sở nhất... Trong số đó anh A, một người đàn ông 43 tuổi từng là giám đốc điều hành Internet và sau này trở thành quản lý kho hàng nói với phóng viên: "Trước đây tôi chỉ nghe nói về cuộc khủng hoảng ở tuổi trung niên. Mãi cho đến khi thực sự trải qua tình trạng thất nghiệp và một lần nữa phải đi làm việc ở tuổi 40, tôi mới nhận ra rằng tuổi trung niên quả thực có thể khiến một người quay trở lại vạch xuất phát."
"Tôi từng làm trong ngành Internet, từng là quản lý cấp cao, cũng đã từng khởi nghiệp, tôi đã trải qua nhiều thành công và thất bại.
Trong khoảng thời gian nghỉ công việc quản lý, tôi đã gửi ít nhất 100 hồ sơ nhưng không nhận được phản hồi nào dù rất tự tin với kinh nghiệm của mình. Cơ hội phỏng vấn duy nhất là với một công ty ô tô nhưng sau khi phỏng vấn, tôi cũng không nhận được hồi âm.
Sau đó, tôi ứng tuyển vào vị trí nhân viên thu ngân tại cửa hàng Uniqlo và Decathlon. Sau dịch bệnh, tôi luôn duy trì thói quen tập thể dục vì vậy tôi nghĩ nếu làm ở Decathlon, tôi hoàn toàn có thể tư vấn cho khách hàng. Trong sơ yếu lý lịch của mình, tôi viết về kinh nghiệm tập thể dục của mình trong những năm qua, cá nhân tôi cảm thấy mình viết rất hay và chắc chắn sẽ được vào vòng phỏng vấn, nhưng kết quả lại chỉ nhận được một phản hồi "không phù hợp".
Lúc lo lắng nhất, tôi cảm thấy cuộc đời không cho phép mình suy nghĩ nữa, cách đơn giản nhất để có được một công việc là đi giao đồ ăn, nếu chăm chỉ hơn thì ít nhất tôi vẫn có thu nhập. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn không vượt qua được sĩ diện trong lòng. Tôi cũng đã nói chuyện với vợ, cô ấy nói nếu anh đi giao đồ ăn thì đừng nói là biết cô ấy.
Lúc này tôi mới thực sự hiểu khủng hoảng tuổi trung niên có nghĩa là gì. Ngày xưa, người ta chỉ nói với bạn rằng sẽ có khủng hoảng ở tuổi trung niên. Bạn thấy đấy, nhiều người trở nên lo lắng và bối rối khi đến tuổi trung niên, bởi lẽ từ này quá không cụ thể, giống như nói với bạn rằng trái đất hình tròn. Nhưng rồi tôi hiểu rằng, khi bạn đến tuổi trung niên, xã hội thực sự sẽ đẩy bạn trở lại điểm xuất phát. Bạn chẳng là gì cả, và bây giờ, khi đã ở tuổi 40, bạn nên làm gì? Rất nhiều người thực sự không biết phải làm gì.
Trong một lần tình cờ khi đang lướt web, tôi đọc được thông tin tuyển dụng vị trí quản lý kho và ứng tuyển, cuối cùng thành công được nhận. Lúc này tôi mới hoàn toàn thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên, những trải nghiệm đã qua dạy tôi rằng tôi luôn cần giữ cho mình một cảm giác nguy cơ vừa đủ, luôn phải cố gắng và cần phải giữ công việc này bằng mọi giá."
Khủng hoảng tuổi trung niên có lẽ sẽ không chừa bất cứ ai, vậy thì khi nó xảy đến, chúng ta cần chuẩn bị cho mình giải pháp ra sao?
1. Tìm nghề nghiệp nơi cầu vượt quá cung
Để giải quyết vấn đề hoảng loạn tuổi tác ở nơi làm việc, bạn phải chọn một công việc hoặc lĩnh vực có nhu cầu vượt quá cung. Hãy chắc chắn chọn những góc phần tư có thể nổi bật trong cuộc cạnh tranh: những góc phần tư có yêu cầu thị trường cao (độ khó, rào cản gia nhập cao) nhưng nguồn cung thấp.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao không phải ai cũng làm được điều đó?
Một khi những người khác biết được sự khan hiếm và ưu việt của một nghề, nếu nghề đó không đặc biệt khó khăn, vất vả thì sẽ có nhiều người tìm cách dấn thân vào (lập trình viên hoặc nhân viên sản phẩm) cho đến khi nó trở thành một ngành không còn quá khan hiếm và cung cầu dần trở nên cân đối.
Sự nghiệp của bạn kéo dài 40 năm, trong 40 năm này, nhu cầu của xã hội nhất định sẽ trải qua đủ loại thay đổi mà chúng ta không thể tưởng tượng được: một số ngành phát triển, một số trở nên ít phổ biến hơn, và những ngành khan hiếm trở nên ít khan hiếm hơn, lợi thế ban đầu của bạn sẽ không kéo dài cho đến 40 năm.
Vì vậy, nếu bạn muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, việc tìm kiếm những lĩnh vực mà hiện tại cầu đang vượt quá cung sẽ mang lại cho bạn lợi thế tạm thời, nhưng lợi thế này có thể không tồn tại lâu dài vì những lĩnh vực khác sẽ dần dần xâm nhập.
Thực tế, việc chọn một lĩnh vực khan hiếm suốt 40 năm đã khó, phù hợp với sở thích và khả năng của bạn lại càng khó hơn.
Nói là vậy, nhưng nếu mỗi ngày chỉ nghĩ đến việc học ngành phổ thông nào chỉ để tìm việc làm thì cuộc sống sẽ rất vất vả. Chúng ta có thể chọn một ngành mà chúng ta quan tâm và cung lớn hơn cầu, chẳng hạn như triết học, nghệ thuật, quản lý, tiếp thị, truyền thông...
2. Con đường trở thành quản lý cấp cao
Còn một con đường khác, đó là con đường mà hầu hết các chuyên gia đều muốn đi: trở thành cấp quản lý.
Khi sắp bước sang tuổi 50, bạn sẽ tự hỏi tại sao mình chưa trở thành một quản lý cấp cao với nhiều năm kinh nghiệm và tuổi đời như vậy?
Bạn đã làm gì trong 20 năm từ 25 đến 45?
Tại sao giới trẻ lại dễ dàng bắt kịp bạn như vậy?
Tại sao khả năng không tỷ lệ thuận với tuổi tác và kinh nghiệm?
Tại sao sau ngần ấy năm, vẫn có rất nhiều người có thể làm tốt công việc bạn đang làm?
Bạn đã làm cho mình trở nên quan trọng chưa?
Có nhiều lý do khiến bạn có thể trả lời "Tôi không trở thành quản lý":
Tôi đã thay đổi ngành nghề nhiều lần, vì không xác định được mình muốn làm gì ngay từ đầu nên đã lãng phí rất nhiều thời gian.
Ngành tôi đang làm không còn được thị trường cần nữa.
Tôi cũng từng làm ở công ty đó, nay công ty phá sản nên việc trải nghiệm và học tập của tôi rất đơn điệu.
Tôi đã thay đổi công việc quá nhiều lần nhưng lần nào cũng chỉ có thể ở mức hiện tại, các công ty khác sẽ không tuyển người không có kinh nghiệm điều hành làm quản lý cấp cao.
Cấp trên không nghỉ việc nên tôi không có cơ hội thăng tiến.
Nhưng chỉ có một kết luận duy nhất: nếu không trở thành quản lý trước tuổi 50, thậm chí 45 thì sau này sẽ khó đi theo hướng này. Đối với các vị trí không điều hành khác, sau 50 tuổi, rất khó cạnh tranh với những người trẻ ở độ tuổi 30.
Trên thực tế, mỗi một độ tuổi sẽ có những áp lực và khủng hoảng khác nhau, việc già đi là chuyện hết sức bình thường. Ai cũng trải qua tuổi trẻ ở tuổi 25, và một ngày nào đó ai cũng sẽ bước sang tuổi 40, 50, còn cuộc đời của mỗi người, thực ra đều nằm ở chính năng lực và việc bạn có dám làm hay không.