"Quái vật" cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và "tàn ác" đến vậy?

Trang Ly |

Nhờ có những đặc điểm ưu việt, các loài động vật sau vẫn sống tốt cho dù bị mất đầu. Thậm chí, chúng còn giữ phản xạ tấn công đối phương.

Theo các nhà khoa học, quả tim của các loài cá, bò sát, chim và động vật có vú cũng có các tế bào tạo nhịp tim riêng. Đó là lý do, trong trường hợp bị mất đầu, não không gửi tín hiệu cho tim, thì quả tim của chúng vẫn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

Dưới đây những loài động vật nếu có bị mất đầu thì vẫn sống tốt (trong thời gian dài - ngắn tùy vào từng loài) trên Trái Đất:

1. "Quái thú" rùa

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 1.

Sở hữu bộ hàm có thể cắn nát bất cứ mai rùa nào cùng loài, cùng hình dáng hung dữ tựa "hậu duệ" của khủng long, loài rùa có tên khoa học Chelydra serpentina là loài rùa nước ngọt lớn nhất còn tồn tại trong họ Chelydridae.

Khi đầu lìa khỏi thân, cái đầu của chúng vẫn giữ phản xạ cắn sau một thời gian trước khi chết thực sự.

2. Kỳ giông

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 2.

Đây là loài động vật có thể "mọc" lại đuôi, cột sống và phổi nếu bị mất đi. Mặc dù không có khả năng "mọc" lại đầu nhưng đối với loài động vật lưỡng cư có đuôi này, sau khi mất đầu chúng vẫn có thể xoay sở để sống thêm một thời gian nữa.

3. Rắn

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 3.

Có rất nhiều trường hợp rắn độc mất đầu vẫn có thể dùng chiếc đầu cụt đó "trả thù" và gây nguy hiểm cho con người. 

Đơn cử trường hợp, một người dân sống ở bang Texas (Mỹ), khi đang làm vườn, ông phát hiện một con rắn đuôi chuông. Để tránh hiểm họa, ông này dùng xẻng chặt cụt đầu con rắn. Tưởng rằng đã ngăn chặn được mối nguy hiểm hoàn toàn, ông này chủ quan nhặt xác con rắn vứt đi thì bị phản xạ cắn còn sót lại của con rắn "tấn công". Nọc độc nhanh chóng thấm vào máu gây nguy kịch cho tính mạng. May thay, nhờ được cứu chữa kịp thời, 1 tuần sau, người này xuất viện.

Các loài bò sát nói chung, sau khi bị mất đầu vẫn giữ lại các phản xạ nhiều giờ trước khi chết. Đối với loài rắn độc, phản xạ cắn tấn công đối phương diễn ra mạnh mẽ. Đó là lý do, nếu gặp một cái đầu rắn, tốt nhất bạn nên tránh xa.

4. Bọ ngựa

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 4.

Nhìn sinh vật nhỏ bé này, khó ai ngờ nó lại sở hữu những đặc điểm dị biệt vô cùng: Không chỉ có việc con bọ ngựa cái ăn thịt "bạn tình" sau khi giao phối, loài bọ ngựa còn có khả năng xoay đầu 180 độ và chúng chỉ 1 tai.

Chưa hết, sau khi bị cụt đầu, chúng vẫn có thể "lang thang" thêm một khoảng thời gian nữa trước khi chết thực sự.

5. Giun dẹp

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 5.

Các loài động vật không xương sống phần lớn không bị ảnh hưởng nếu chúng chẳng may mất đầu, vì hầu hết các loài đều có khả năng "mọc lại" cái đầu mới.

6. Gà

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 6.

Nổi tiếng về câu chuyện gà không đầu vẫn sống nhất là chú gà trống có tên Mike ở bang Colorado, Mỹ. Sau khi bị chặt đầu (vào tháng 4/1945), chú gà này vẫn có thể sống tiếp 18 tháng sau.

Sau khi chết, bác sĩ đã khám nghiệm cơ thể Mike để giải mã nguyên nhân nó vẫn sống tốt mặc dù không có đầu. Theo đó, nhát chém không trúng tĩnh mạch cảnh của Mike, cục máu đông đã kịp ngăn máu chú chảy đến hết.

Và dù, đầu gà đã bị chặt nhưng phần thân não (điều hành các hành động phản xạ) vẫn còn nến Mike vẫn có thể sống thêm 18 tháng.

7. Gián

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 7.

Là một sinh vật máu lạnh, nên gián cần ít máu hơn cho các hoạt động sống so với các loài động vật máu nóng. Do đó, máu của chúng lưu thông không nhanh so với các loài khác. Khi mất đầu, chúng có thể kịp bịt kín vết thương và thực hiện các hoạt động sống bình thường mà không cần đầu.

Ngoài ra, chúng không chỉ có 1 bộ não ở đầu. Hệ thống hạc thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp chúng tiếp tục ra lệnh các hoạt động bay, di chuyển như bình thường.

8. Bạch tuộc

Quái vật cụt đầu vẫn ngóc lên trả thù người: Vì sao chúng sống dai và tàn ác đến vậy? - Ảnh 8.

Tương tự, bạch tuộc cũng là loài không chỉ có một bộ não ở đầu. Hệ thống tế bào thần kinh phân bố dày đặc ở các xúc tu giúp chúng vẫn có những phản xạ hoạt động bình thường.

Bài viết sử dụng nguồn: Cracked, Trendinghotnow

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại