7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc

Vũ Tuyến |

Nếu thường tức giận mỗi khi con làm sai điều gì, hay chỉ biết chăm sóc nhu cầu thể chất cho con cái... thì bạn chưa trưởng thành về cảm xúc.

Trưởng thành về mặt cảm xúc là biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình, chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình thay vì đổ lỗi cho người khác và chấp nhận quan điểm của người khác. Trở thành người lớn không bằng trưởng thành về mặt cảm xúc, và điều đó có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho con cái của chính mình.

Chỉ biết chăm sóc nhu cầu thể chất cho con cái

Các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có thể rất giỏi trong việc đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con cái. Họ có thể cung cấp cho con thức ăn, nhà cửa, giáo dục và sẽ chăm sóc con khi trẻ ốm. Nhưng những bậc cha mẹ như vậy không giỏi trong việc hỗ trợ tinh thần cho con trẻ. Khi con họ lo lắng hay buồn phiền về điều gì đó, họ có thể gạt bỏ những cảm xúc đó vì họ không thể hiểu được làm thế nào mà một đứa trẻ được cung cấp đầy đủ mọi thứ như vậy rồi lại có thể gặp bất kỳ vấn đề nào khác.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 1.

Không biết cách thể hiện cảm xúc

Khi cần thể hiện những cảm xúc sâu sắc, các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường không thoải mái với điều đó. Điều quan trọng là một đứa trẻ phải cảm nhận được tình yêu thương, nhưng những bậc cha mẹ như vậy lại không giỏi thể hiện tình cảm. Đó có thể là do cách họ tự lớn lên nếu cảm xúc không phải là thứ để chia sẻ hay bàn luận về. Vậy nên, sau này lớn lên, những bậc cha mẹ này sẽ trở nên sợ hãi về vẻ ngoài dễ bị tổn thương hay yếu đuối nếu họ muốn kết nối với con mình ở một mức độ tình cảm sâu sắc hơn.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 2.

Không chấp nhận sự khác biệt

Các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc nghĩ rằng họ là những người duy nhất biết điều gì đúng. Nếu trẻ có ý kiến khác, thì chẳng ích gì khi đàm phán để tìm ra ý kiến trung gian, quan điểm của trẻ đơn giản là sẽ không được chấp nhận. Vì vậy, khi bạn còn là một đứa trẻ, có lẽ bạn sẽ luôn phải làm mọi thứ theo cách mà cha mẹ bạn muốn, và những gì họ tin là tốt nhất cho bạn.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 3.

Hành động trẻ con

Bởi vì các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường không biết cách thể hiện cảm xúc của mình lành mạnh, nên khó có thể nói được cảm xúc riêng của bản thân. Tuy nhiên, những bậc cha mẹ này có thể mong đợi con cái của họ bằng cách nào đó biết được những cảm xúc mà họ đang trải qua và những gì họ cần. Và nếu đứa trẻ không biết điều đó, những bậc cha mẹ này có thể khó chịu và đổ lỗi cho con mình vì đã không quan tâm đến cha mẹ mình.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 4.

Thường tức giận mỗi khi con làm sai

Một phần của việc không thể bộc lộ cảm xúc thật của mình là do bạn không biết cách kiểm soát chúng. Vì vậy, các bậc cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có thể mất bình tĩnh và thậm chí đổ lỗi cho con mình về bất cứ điều gì khiến họ khó chịu. Khi còn nhỏ, bạn có thể rất cẩn thận về những gì bạn nói hay làm xung quanh cha mẹ vì bạn sợ điều đó sẽ khiến họ tức giận.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 5.

Không có hành động hay cử chỉ tình cảm nào với con

Những hành động hay cử chỉ tình cảm là điều bạn làm để duy trì mối quan hệ của mình với ai đó. Trong một gia đình có cha mẹ chưa trưởng thành về mặt tình cảm, gánh nặng của công việc này sẽ đổ lên vai đứa trẻ. Nhiệm vụ của trẻ là khắc phục một mối quan hệ căng thẳng, ngay cả khi lý do đó khiến trẻ trở nên căng thẳng mà không phải do lỗi của chúng. Mặt khác, cha mẹ của những đứa trẻ có thể không bao giờ thừa nhận họ đã sai và xin lỗi về hành vi của mình.

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 6.

Hành vi không ổn định

7 dấu hiệu của những bậc phụ huynh chưa trưởng thành về cảm xúc - Ảnh 7.

Cha mẹ chưa trưởng thành về mặt tình cảm và cảm xúc rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hay các yếu tố bên ngoài tác động vào. Tâm trạng của họ có thể thay đổi thường xuyên, cũng như cách họ tương tác với con mình. Họ có thể tham gia rất nhiều vào cuộc sống của con mình trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó đột nhiên trở nên không quan tâm và dè dặt hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại