Nếu Mặt Trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Minh Hằng |

Nếu không có Mặt Trời giữ Trái Đất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Khoảng 4,5 tỷ năm trước, hệ Mặt Trời được hình thành sau khi một đám mây bụi và khí khổng lồ sụp đổ. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và các hành tinh. Trong đó, Mặt Trời là ngôi sao lớn tới mức trọng lực của nó có thể kéo và giữ rất nhiều hành tinh, sao chổi và cả thiên thạch quay quanh nó. Điều này có thể thấy rằng Mặt Trời có vai trò rất quan trọng.

Nếu Mặt Trời đột ngột biến mất, có khả năng Trái Đất sẽ đi vào quỹ đạo xung quanh một ngôi sao khác. Đó là ngôi sao có thể cung cấp ánh sáng và nhiệt lượng tương tự như Mặt Trời. Tuy nhiên, cho đến khi điều đó xảy ra thì tất cả con người có thể đã biến mất từ lâu.

Trong khi đó, trên thực tế, ánh sáng mất khoảng 8 phút rưỡi để đi từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, nếu Mặt Trời biến mất, chúng ta vẫn sẽ có 8 phút rưỡi trước khi Trái Đất bị chìm vào trong bóng tối. Ngoài ra, điện cũng sẽ giúp thắp sáng trong một thời gian.

Nếu Mặt Trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ! - Ảnh 1.

Nếu Mặt Trời biến mất thì có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới Trái Đất. Ảnh: SciTechDaily

Một vấn đề đáng lo ngại khác sẽ xảy ra nếu Mặt Trời biến mất. Đó là phá vỡ quỹ đạo của những thiên thể trong hệ Mặt Trời. Do lực hấp dẫn của Mặt Trời biến mất nên tất cả các hành tinh sẽ lao thẳng về phía trước.

Thế nhưng Trái Đất sẽ lạnh đi rất nhanh. Do đó, nếu biết trước ngày Mặt Trời sẽ sụp đổ, nhân loại có thể sẽ phải chuẩn bị cho một kịch bản sinh tồn trong 1.000 năm. Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta có đủ nguồn lực để duy trì trong khoảng thời gian dài đó.

Trên thực tế, chỉ cách Trái Đất vài mét, hành tinh của chúng ta duy trì ở nhiệt độ khoảng 17 độ C. Do đó, nếu con người có đủ thời gian để chuẩn bị, nền văn minh có thể tiếp tục tồn tại bằng cách di chuyển xuống lòng đất. Con người sẽ sống trong một mạng lưới boongke kiên cố khổng lồ.

Trong vòng 1 tuần sau khi Mặt Trời biến mất, nhiệt độ ở bề mặt Trái Đất sẽ giảm xuống -17,8 độ C. Sau đó, trong vòng 1 năm, nhiệt độ sẽ giảm mạnh xuống khoảng -73,3 độ C. Khi đó, các đại dương trên thế giới sẽ bắt đầu đóng băng từ trên xuống.

Khi không có ánh sáng Mặt Trời, quá trình quang hợp sẽ dừng lại. Điều này sẽ khiến hầu hết thực vật sẽ nhanh chóng chết. Những vẫn có một số cây lớn có thể tồn tại thêm vài thập kỷ mà không cần đến quang hợp.

Trong vòng 1.000 năm, bầu khí quyển của Trái Đất cũng sẽ sụp đổ. Lúc bấy giờ, những thứ còn sót lại ở trên bề mặt sẽ phải tiếp xúc với bức xạ vũ trụ và tác động của thiên thạch.

Vậy, nếu Trái Đất lớn như Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra?

Mặt Trời chiếm tới 98% khối lượng của toàn bộ hệ Mặt Trời. So với hành tinh dày đặc nhất là Trái Đất, Mặt Trời lớn gấp 1,3 triệu lần về thể tích.

Theo các nhà khoa học, Trái Đất sẽ trở thành nơi rất khác nếu như có cùng kích thước với Mặt Trời. Cụ thể, nếu Trái Đất lớn bằng Mặt Trời về cả kích thước và khối lượng, thì không chỉ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của con người mà còn làm phá vỡ toàn bộ hệ Mặt Trời.

Nếu Mặt Trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ! - Ảnh 3.

Nếu Trái Đất lớn như Mặt Trời, thậm chí là lớn hơn, thì có thể phá vỡ toàn bộ hệ Mặt Trời. Ảnh minh họa

Chúng ta cũng sẽ mất Mặt Trăng theo cách nào đó. Khi Trái Đất trở nên nặng hơn, lực hấp dẫn của hành tinh này cũng mạnh hơn. Trong trường hợp này, lực hấp dẫn ở trên Trái Đất sẽ mạnh gấp 28 lần hiện tại.

Vì sao hệ Mặt Trời lại chuyển động như bây giờ? Nguyên nhân là do Mặt Trời có khối lượng lớn vượt trội. Nhờ vậy, lực hấp dẫn áp đảo đã ép các hành tinh phải vào quỹ đạo của nó.

Thế nhưng nếu Mặt Trời và Trái Đất đều chiếm tới 49% khối lượng của hệ Mặt Trời, thì điều này có thể dẫn tới sự hình thành của một loại hệ thống nhị phân. Trong đó, Mặt Trời và Trái Đất quay quanh nhau.

Lúc bấy giờ, quỹ đạo của các hành tinh khác ở trong hệ Mặt Trời chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lực hấp dẫn mạnh hơn đáng kể cũng khiến Trái Đất tiềm ẩn nguy cơ về việc va chạm với tiểu hành tinh cao hơn.

Ngoài ra, sẽ còn rất nhiều điều phải lo lắng về những tiểu hành tinh. Ngoài ra, các vệ tinh nhân tạo của con người trong không gian cũng có thể rơi xuống Trái Đất. Trong khi đó, nhà cửa và cầu đường có thể sẽ bị sụp đổ dưới áp lực trọng trường gia tăng.

Chỉ có những cây thấp và thân dày mới đứng vững. Bởi vì những cây cao khó chịu được trọng lượng tăng thêm.

Lực hấp dẫn tăng sẽ gây ảnh hưởng tới mỗi người như thế nào?

Con người cũng sẽ nặng hơn đáng kể và gặp khó khăn trong việc đi lại. Hãy tưởng tượng, nếu bạn nặng 50 kg trên Trái Đất bây giờ, bạn sẽ cảm thấy như nặng 1.400 kg khi ở trên Trái Đất lớn như Mặt Trời.

Đặc biệt, khi lực hấp dẫn tăng lên, thời gian sẽ bị chậm lại. Do đó, con người có thể sống lâu hơn, nhưng đó có lẽ là một cuộc đời dài nằm trên giường với những cơn đau nhức.

May mắn rằng chúng ta không cần lo lắng về cơn ác mộng này, bởi vì Trái Đất sẽ không bao giờ lớn bằng Mặt Trời. Thay vào đó, thực tế cho thấy Trái Đất của chúng ta đang nhỏ đi. Bầu khí quyển của Trái Đất đang bị rò rỉ khiến hành tinh xanh mất hàng trăm tấn khối lượng vào không gian mỗi ngày.

Bài viết tham khảo nguồn: Discovery, INSH, Whatif

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại