7 định luật hoàng kim trong giao tiếp: Đầu tư vào mối quan hệ chất lượng là đầu tư ĐÁNG TIỀN nhất!

Alexx |

Lời nói và việc làm của bạn quyết định cuộc sống của bạn. Dưới đây là 7 quy tắc vàng giúp bạn xử lý các mối quan hệ dễ dàng hơn, cuộc sống cũng nhờ đó mà sẽ suôn sẻ hơn.

Nhà tâm lý học Adler từng nói: "Rắc rối của mỗi người đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau".

Tương tác với mọi người là một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người.

Trong mối quan hệ của bạn, lời nói và việc làm của bạn quyết định cuộc sống của bạn.

Dưới đây là 7 quy tắc vàng giúp bạn xử lý các mối quan hệ dễ dàng hơn, cuộc sống cũng nhờ đó mà sẽ suôn sẻ hơn.

1. Định luật tiếng nói

Trong giao tiếp, đôi bên càng "lên giọng", cuộc đối thoại càng khó để có thể tiếp tục, đây chính là định luật giọng nói.

Rất nhiều người trong quá trình giao tiếp chỉ vì không biết cách nói chuyện mà dẫn tới vô vàn những mâu thuẫn không đáng có.

Trên mạng xã hội có một câu chuyện như này.

Một cư dân mạng nọ nhặt được một chiếc điện thoại khi đang đi trên đường.

Vừa hay đúng lúc chủ nhân của chiếc điện thoại gọi tới, anh ấy vừa bấm nghe thì đầu dây bên kia vang lên giọng nói lớn: "Tốt nhất là anh trả lại cho tôi cái điện thoại đấy, điện thoại tôi có cài định vị, tôi biết anh ở đâu đấy!"

Vốn dĩ có ý tốt định sẽ trả lại điện thoại, nhưng nghe xong lời của chủ nhân chiếc điện thoại, anh tắt máy rồi bỏ đi.

Đôi khi, lớn tiếng không hề giúp giải quyết được vấn đề, cũng chẳng giúp bạn đạt được mục đích.

Gặp chuyện bình tĩnh, tùy cơ ứng biến, đó mới là kẻ mạnh.

Học cách kiểm soát giọng nói, cách nói năng của mình, đó mới là phương thức giao tiếp hiệu quả, càng cho thấy được văn hóa của một người.

7 định luật hoàng kim trong giao tiếp: Đầu tư vào mối quan hệ chất lượng là đầu tư ĐÁNG TIỀN nhất! - Ảnh 1.

2. Định luật nhờ vả

Bạn đã từng trải qua chuyện này:

Người khác nhờ bạn giúp đỡ, bạn không thèm nghĩ, lập tức đồng ý.

Rõ ràng không đủ năng lực để giúp đối phương, nhưng ngại không dám từ chối, sau cùng miễn cưỡng đồng ý.

Kết quả, bản thân vất vả cố gắng, người ta lại xem là lẽ dĩ nhiên.

Trong cuộc sống, rất nhiều sự "phiền phức" đều là do bạn nói từ "Ok" quá nhanh, nói "Không được" quá chậm.

Sự tự giác kỷ luật lớn nhất của một người chính là quản cho tốt bản thân mình.

Cuộc sống đã đủ khó khăn lắm rồi, bạn cứ việc giải quyết cho tốt việc của mình đi đã.

Đừng làm người quá tốt, không biết từ chối đúng lúc, người khổ nhất chỉ có bạn mà thôi.

Người khác nhờ vả bạn, đừng quá nhanh, cũng đừng quá chậm.

Hãy suy nghĩ từ góc độ của chính vấn đề đó, nghĩ xem nếu nhận lời, mình có đủ thời gian hay đủ năng lực để giải quyết nó hay không.

Suy nghĩ thật nghiêm túc rồi hãy đưa ra quyết định, đây vừa là bảo vệ bản thân, cũng vừa là có trách nhiệm với người khác.

3. Định luật định kiến

Chuyện gì cũng có 2 mặt của nó, chỉ nhìn một mặt, đó là phiến diện.

Nhà triết học Schopenhauer từng nói:

"Trở ngại ngăn cản con người khám phá ra sự thật chính là thành kiến ​​mà con người đã tích lũy từ trước".

Nhìn người khác với định kiến thường sẽ khiến chúng ta đưa ra những đánh giá sai lầm.

Cũng giống như bạn đeo một chiếc kính râm rồi đi nhìn thế giới, bất luận ngoài kia có sặc sỡ tới đâu, thứ bạn nhìn thấy cũng chỉ toàn là một màu đen.

Có câu thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng.

Bạn không thích họ, họ không ưa bạn, việc nhỏ nhặt nhất cũng sẽ trở thành mâu thuẫn.

Tốt xấu của người khác đều không liên quan tới bạn.

Bạn cứ là chính mình, và sống với sự tử tế mà bạn có, buông bỏ những thành kiến, bạn mới phát hiện ra nhiều cái đẹp hơn nữa trong bản tính của con người.

7 định luật hoàng kim trong giao tiếp: Đầu tư vào mối quan hệ chất lượng là đầu tư ĐÁNG TIỀN nhất! - Ảnh 3.

4. Định luật hiểu lầm

Có người từng nói: "Hiểu lầm là thường thái, ‘hiểu’ mới là ngoại lệ hiếm hoi."

Sống ở đời, bị hiểu lầm là điều không tránh khỏi, nhưng không phải tất cả mọi chuyện đều cần sự giải thích.

Trong rất nhiều trường hợp, bạn càng giải thích, càng dẫn tới nhiều hiểu lầm hơn.

Sống ở đời, đừng quá để tâm tới cách nhìn hay ý kiến của người khác.

Có những lời giải thích là không hề cần thiết, người không hiểu bạn, có nói gì họ cũng không tin.

Người thực sự hiểu bạn, bạn không cần giải thích.

Chúng ta đến với thế giới này không phải là để làm hài lòng tất cả mọi người, thay vì lãng phí thời gian của nhau, chi bằng dành ra thời gian để là chính mình, để trở thành phiên bản tốt hơn mình của hiện tại.

Thế giới này chính là như vậy, khi bạn đủ mạnh mẽ, mọi hiểu lầm sẽ tan biến thành mây.

5. Định luật quà cáp

Người với người qua lại với nhau, "có đi có lại" là chuyện hết sức bình thường.

Tặng quà, là cách tốt nhất để xem thái độ của một người đối với mối quan hệ của họ.

Rất nhiều khi, tặng quà như thế nào, quan trọng hơn nhiều so với việc tặng quà gì.

Trong tiểu thuyết "Món quà giáng sinh" của tác giả O. Henry có một cặp vợ chồng tên James và Della.

Cuộc sống của họ nghèo nàn, nhưng cả hai đều có thứ mà mình yêu quý nhất: James có một mặt đồng hồ gia truyền, còn Della có một mái tóc dài và đẹp.

Vào dịp giáng sinh, Della vì muốn có tiền mua cho chồng một chiếc dây đeo đồng mà đã cắt đi mái tóc quý giá của mình để lấy tiền, James cũng vì muốn mua cho vợ một bộ kẹp tóc mà bán đi mặt đồng hồ lâu đời của mình.

Mặc dù sau đó cả hai không thể dùng được món quà của nhau, nhưng họ cảm nhận được tình yêu mà đối phương dành cho mình, và họ càng trân quý nhau hơn.

Quà tặng, quan trọng là ở tấm lòng, nó cho thấy bạn có quan tâm đối phương hay không.

Tặng quà, thứ tặng đi là thành ý, thành ý, mới là món quà tuyệt vời nhất.

6. Định luật lời đồn

Trong cuộc sống, luôn có những người thích bàn tán, bịa đặt sau lưng người khác.

Ông nói gà, bà nói thành vịt, lời nói ban đầu biến đổi, cứ truyền hết người này tới người kia, rồi dần dần trở thành lời đồn.

Một tác gia từng nói:

"Nếu không biết, mong bạn hãy giữ im lặng, bởi lẽ bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết được người khác đã phải trải qua chuyện gì."

Chuyện mình không hiểu rõ, tuyệt đối đừng tham gia bàn tán sau lưng người khác.

Bởi lẽ trong nhiều tình huống, người bị bạn bàn tán, cũng sẽ đi nơi khác bàn tán về bạn.

Sống ở đời, việc quan trọng nhất là sống cho tốt cuộc đời của mình.

Tránh xa những người thích buôn chuyện, cũng đừng hóng hớt, bàn tán chuyện thị phi của người khác.

Nói điều mình nên nói, làm việc mình nên làm, đây là cái "độ" trong giao tiếp, cũng là cái chừng mực trong làm người.

7. Định luật tưởng tượng

Lỗ Tấn từng nói: "Tôi hay mổ xẻ người khác, nhưng còn mổ xẻ mình nhiều hơn."

Trong cuộc sống, nếu bạn phát hiện ra người ta không tốt như bạn tưởng tượng, đừng tức giận.

Bởi lẽ chính bản thân bạn có lẽ cũng không tốt như bạn hay nghĩ, đây chính là định luật tưởng tượng.

Trong một mối quan hệ, đừng quá mong chờ vào người khác, và cũng đừng quá đánh giá cao chính mình.

Bạn quá mong chờ vào người khác, thường thường sẽ khiến đối phương cảm thấy vô cùng áp lực, khi không đạt được kì vọng, họ sẽ rất dễ chìm vào thất vọng.

Tin người khác, nhưng đừng yêu cầu họ, nếu không cả hai bên sẽ chỉ đang tiêu hao lẫn nhau, mệt mỏi cùng cực.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng đánh giá quá cao bản thân, phải biết mình, đừng lúc nào cũng xem mình là trung tâm.

Đường đời rất dài, gặp được là duyên phận, buông bỏ những kì vọng không thực tế, bạn mới có được những cuộc gặp gỡ tốt đẹp hơn.

Cuốn sách nước ngoài có tên "Tâm lý xã hội" nói rằng: "Các mối quan hệ chất lượng cao chính là suối nguồn của hạnh phúc."

Không ai là một cô đảo trong cuộc sống.

Một mối quan hệ tốt có thể mang lại cho bạn hạnh phúc lâu dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại