Tầm quan trọng của tiết kiệm: Có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là khi cần, bạn có bao nhiêu tiền

Cô Chang |

Tiền tiết kiệm thực sự rất quan trọng. Đừng để đến lúc cần tiền mới nhận ra chân lý này.

“Khi nào bạn cảm thấy an tâm nhất?" Tôi hỏi những người xung quanh và nhiều người đã trả lời: "Khi có một khoản tiền tiết kiệm trong thẻ ngân hàng." Càng trưởng thành mới nhận ra không có tiền thì chỉ có thể nhìn bố mẹ già hơn 50 tuổi mặc đi mặc lại quần áo cũ, nhìn người thương của mình vất vả với gánh nặng củi, gạo, dầu, muối; nhìn con của người khác được học tập, trưởng thành trong môi trường đáng ghen tị…

Tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào? 

Một khi bạn đang thiếu tiền, bạn sẽ hiểu. Có một đoạn văn trên Internet nói rằng: Ưu điểm lớn nhất của người giàu là cuộc sống có tỷ lệ ổn định cao, và họ có thể ngay lập tức sửa nếu có sai sót. Không như những người bình thường, khi công ty đột ngột cho ngừng việc thì khoản vay thế chấp để mua nhà, mua xe bỗng trở thành gánh nặng, thậm chí có thể đẩy họ đến những bước đường cùng. Ngày mai là thứ mà bạn không bao giờ biết trước được. Bạn có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là khi bạn cần, bạn có bao nhiêu tiền. Bởi vậy, tiết kiệm tiền chính là mức độ tự giác cao nhất của người trưởng thành.

Một cô gái người Nhật tên là Saki, cô được mệnh danh là người tiết kiệm tiền nhất Nhật Bản. Cô ấy có thể tiết kiệm được bao nhiêu? Cô ấy đã bắt đầu liệt kê các khoản chi tiêu từ năm 18 tuổi và mọi khoản tiền đều rõ ràng. Tiền lương hàng tháng được gửi tiết kiệm đều đặn, các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống càng đơn giản càng tốt.

Saki không bao giờ mua bất cứ thứ gì không được giảm giá, một củ cải trắng lớn được giảm giá 50% cũng chia thành nhiều bữa ăn. Dựa vào cách chi tiêu siêu phàm và khả năng tự chủ, ở tuổi 27, Saki đã mua được căn nhà đầu tiên trong đời. Đến năm 33 tuổi, cô đã là một chủ của 3 tòa nhà với tổng giá trị lên tới hơn 12 tỷ VND. Bây giờ, cô ấy có thu nhập 300.000 yên (khoảng 53 triệu) mỗi tháng chỉ tính riêng từ thu tiền thuê của hai tòa nhà. Ngoài ra, cô còn trang trí một trong những tòa nhà thành quán cà phê mèo, hiện thực hóa ước mơ cứu mèo hoang. Khi bạn bè cùng trang lứa còn chật vật nơi công sở, cô đã về hưu sớm và sống cuộc sống vợ hiền dâu thảo mà nhiều người mơ ước.

Tầm quan trọng của tiết kiệm: Có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là khi cần, bạn có bao nhiêu tiền - Ảnh 1.

Saki - cô gái tiết kiệm nhất Nhất Bản

Tất nhiên, chúng ta không cần phải sống cuộc sống quá kỷ luật và tiết kiệm quá mức như Saki, nhưng câu chuyện của cô ấy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ tuổi ở một mức độ nào đó. Biết cách tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và dành nó cho những việc bạn yêu thích là trách nhiệm lớn nhất đối với cuộc đời của chính bạn.

Sống trong xã hội hiện đại, theo một nghĩa nào đó, là sống trong xã hội tiêu dùng. Hầu hết mọi người đều tuân theo quan niệm tiêu dùng “nay có rượu, mai mới say”. Cứ nghĩ rằng tiêu tiền là hạnh phúc, tiêu tiền là yêu bản thân. Tuy nhiên, sau khi tiêu dùng không hợp lý, thì bạn chỉ còn lại chiếc thẻ tín dụng báo nợ đang bị vứt chỏng chơ. Nhiều người muốn tiêu thật nhiều tiền để phô trương giá trị của họ và cải thiện sự tự tin của bản thân. Nhưng thứ họ không biết lại chính là: “Những đồng tiền được tiêu không khẳng định được vị thế của bạn trong xã hội, mà chỉ số tiền trong tài khoản tiết kiệm mới chính là thứ có thể khiến bạn trở nên tự tin.”

Zhang Ai Ling từng nói: "Tôi thích tiền, bởi vì tuổi thơ của tôi đã phải chịu đựng cuộc sống không có tiền. Tôi không biết nhược điểm của tiền, mà chỉ biết ưu điểm của tiền." Cuộc sống rất thực tế, muốn sống thoải mái và tăng cảm giác an toàn thì bạn phải biết kiếm tiền và tiết kiệm.

Tầm quan trọng của tiết kiệm: Có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là khi cần, bạn có bao nhiêu tiền - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Người dẫn chương trình nổi tiếng Dou WenTao đã kể câu chuyện của bản thân mình như thế này: Khi còn trẻ, anh ấy khác với đồng nghiệp của mình, anh ấy không nhận các buổi biểu diễn và quảng cáo thương mại vì cảm thấy điều đó gây bất lợi cho hình ảnh của mình. Thậm chí, anh còn mỉa mai số tiền mà đồng nghiệp kiếm được nhờ những quảng cáo đó. Tuy tài giỏi và chu đáo, nhưng Dou WenTao lại tiêu xài hoang phí. Vì vậy, sau nhiều năm làm việc, anh ta vẫn không tiết kiệm được một xu. Cho đến khi mẹ đổ bệnh và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, phải đối mặt với chi phí sinh hoạt hàng ngày và hàng nghìn hóa đơn thuốc mỗi ngày, suy nghĩ của anh thay đổi hẳn: "Hóa ra một người không có tiền tiết kiệm thì lớp bảo vệ lại cực kỳ mỏng manh."

Anh ấy bắt đầu thường xuyên nhận các sự kiện mà đã từng không thích, chẳng hạn như quảng cáo, buổi biểu diễn kinh doanh, và thậm chí là làm MC tổ chức đám cưới. Cho dù đó là điều đáng xấu hổ với anh trong quá khứ, nhưng hiện tại, anh không thể từ chối. Vì anh biết: "Chỉ cần không làm những việc táng tận lương tâm, trái pháp luật thì đồng tiền nào kiếm được cũng như nhau." Ai cũng vậy, đến khi những tai nạn đột ngột xảy ra thì mới nhận ra tầm quan trọng của tiền tiết kiệm.

Tầm quan trọng của tiết kiệm: Có bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là khi cần, bạn có bao nhiêu tiền - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoạ)

Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi công việc của bạn mất đi niềm vui và bạn buộc phải làm những việc mình không muốn, bạn có thể mạnh dạn bỏ việc. Nếu có tiền tiết kiệm, khi bố mẹ muốn mua đồ, bạn cũng không cần quan tâm nhiều về giá cả được ghi trên nhãn khi quyết định mua nó. Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn có quyền nói và lựa chọn nhiều hơn, bạn có thể chọn người để yêu, để kết hôn, bạn có thể đến nơi bạn muốn và sống cuộc sống mà bạn muốn.

Để có một khoản tiền tiết kiệm, bạn phải tự giữ phẩm giá, sự tự tin và quyền tự do nói "không" bất cứ lúc nào bạn muốn. Cách tốt nhất để sống tử tế là làm việc chăm chỉ để kiếm tiền; cách tốt nhất để có cuộc sống an toàn là tiết kiệm tiền cho đến khi không thể làm việc nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại