Chẳng phải tìm quý nhân ở đâu xa, có 3 yếu tố này trong người, bạn có thể biến nguy thành an, hoá dữ thành lành và giữ được may mắn tới suốt cuộc đời

Ngọc Nhi |

Thăng trầm vô vi, khi về già được trở về đời thường, hưởng những thú vui bình thường thì cuộc sống mới có được hạnh phúc thực sự.

Ngày nay có không ít người đặt nặng tư tưởng vào tiền, họ cho rằng có tiền mới có thể có được cuộc sống hạnh phúc. Bởi vậy, họ luôn truy cầu tiền bạc, nghĩ đủ mọi cách để có được tiền và xem đó là điều quan trọng nhất.

Có những người dù đã rất cố gắng, nỗ lực vươn lên, nhưng quanh năm suốt tháng vẫn khó khăn túng thiếu. Còn có những người muốn làm giàu mau chóng, thậm chí đã lao vào những chốn cho vay nặng lãi, kết quả tiền vốn tiêu tan, thiếu một khoản nợ lớn, cuộc sống càng thêm khó khăn.

Văn hóa hiện đại luôn khuyến khích con người phải tranh, phải đấu thì mới có được những điều mình muốn. Nhưng vì sao mà "đấu" mãi không được? "Tranh" mãi không xong? Đó là bởi vì con người có "phúc phận" và "phúc khí".

Phúc khí không phải là việc chúng ta giàu có cỡ nào, tiền bạc nhiều bao nhiêu mà là sự may mắn, có thể biến nguy thành an, hóa dữ thành lành.

Chẳng phải tìm quý nhân ở đâu xa, có 3 yếu tố này trong người, bạn có thể biến nguy thành an, hoá dữ thành lành và giữ được may mắn tới suốt cuộc đời - Ảnh 1.

Mấu chốt của việc có phúc tuổi già của một người nằm ở ba chữ này, cần phải chú ý. (Ảnh: AdobeStock)

Nhiều người sợ già. Nhưng thực ra tuổi già không đáng sợ. Điều đáng sợ nhất chính là cuộc sống trở nên bất lực, sợ về già không thể sống hạnh phúc. Nhiều người sẽ ghen tị, tại sao người khác có thể có được nhiều may mắn như vậy mà cuộc đời của mình chỉ toàn là vận xui.

Ngoài ra, một người về già mà còn gia đình hạnh phúc, vợ chồng yêu thương, con cái hiếu thảo, xóm giềng hòa thuận thì thường được cho là có phúc. Do vậy, muốn được như thế, mọi người cần đặc biệt chú ý đến chìa khóa tạo nên phúc khí của một người trong những năm tháng sau này.

1. Tĩnh

Chẳng phải tìm quý nhân ở đâu xa, có 3 yếu tố này trong người, bạn có thể biến nguy thành an, hoá dữ thành lành và giữ được may mắn tới suốt cuộc đời - Ảnh 2.

"Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp"- W.Got. Ảnh: Internet

Ngày nay, cuộc sống cạnh tranh khốc liệt trong vòng xoáy kim tiền khiến người ta trở nên phụ thuộc quá nhiều vào vật chất. Áp lực đè nặng lên thân thể và tinh thần khiến họ dễ dàng bực dọc, nóng nảy, gấp gáp, lo âu… Những điều này, suy cho cùng, cũng bởi vì họ thiếu đi một phần "bình tâm tĩnh khí".

Người xưa dạy: "Đối diện với mỗi việc lớn cần phải tĩnh khí". Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân càng gặp phải những việc lớn, hiểm nguy cận kề, thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. Do đó phàm là người làm được việc lớn thì nhất định phải là người có "tĩnh khí".

Đặc biệt sau khi về già, thể lực và tinh thần suy giảm, làm việc gì cũng dễ mắc sai lầm, hoảng sợ. Do đó, chỉ cần ta giữ cho đầu óc tỉnh táo mọi lúc mọi nơi thì mới không làm những việc sai lầm khiến bản thân phải ân hận.

Những người trẻ tuổi dễ mắc sai lầm bốc đồng nhất và những người lớn tuổi dễ mắc sai lầm khẩn cấp nhất. Người không bình tĩnh được hay nóng nảy thì không những không biết phân biệt phải trái mà còn dễ rước họa vào thân.

Do vậy, chỉ khi nào con người có được tâm hồn thanh thản, bình an thì mới có thể thấu hiểu được lẽ sống và tìm ra hướng đi của hạnh phúc. Có tĩnh mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật. Có tĩnh mới có thể thực sự không màng danh lợi, an nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ. Có tĩnh mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.

Dưỡng được điều này, khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được tâm không loạn, nâng vật nặng mà thật nhẹ nhàng, chính trực để xử thế. Do đó, tĩnh là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng được xem là một trong những loại trí tuệ đặc thù.

2. Thiện

Chẳng phải tìm quý nhân ở đâu xa, có 3 yếu tố này trong người, bạn có thể biến nguy thành an, hoá dữ thành lành và giữ được may mắn tới suốt cuộc đời - Ảnh 4.

Trong sách có viết: "Người thông minh chưa hẳn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh". Ảnh: Intenret

Trong cuộc sống, hẳn mỗi người sẽ đứng trước rất nhiều con đường, nhiều ngã rẽ và nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu cuộc sống bắt ta phải lựa chọn thì bạn đừng do dự khi chọn mình trở thành người lương thiện.

Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình. Xưa nay nhân quả báo ứng không đâu là không linh nghiệm, có chăng chỉ là chúng ta chưa thực sự chứng nghiệm mà thôi.

Trên đời này, ai sinh ra cũng có một sứ mạng riêng. Trong phút giây nào đó, có người đang tiến, kẻ đang lùi, nhưng đó đều là những con đường riêng của mỗi người.

Thế gian này rộng lớn vô cùng và không có gì là hoàn hảo. Bởi thế, có người thì độ lượng bao dung, nhưng có kẻ lại quanh co, so đo, tính toán.

Là người khôn ngoan, muốn được bình yên hãy nhớ rằng thiện lương sẽ được hạnh phúc. Khi bị ấm ức, cứ lặng lẽ bỏ qua, bị hiểu lầm, cứ mỉm cười cho xong chuyện, hơn thua chỉ mệt thêm. Nếu ở nơi này không có niềm vui, cứ tìm sang chốn khác.

Ngoài ra, nếu chúng ta làm việc tốt, dù chúng ta không được biết đến, nhưng việc làm tốt sẽ được đền đáp bằng phước lành. Đặc biệt khi về già làm được nhiều việc có lợi cho người khác thì càng được quý nhân phù trợ. Từ đó, cuộc sống cũng luôn an yên, vui vẻ, hạnh phúc.

Mục đích của chúng ta khi làm việc thiện tất nhiên không phải để được người khác biết ơn, nhưng điều này lại có thể khiến chúng ta cảm thấy thanh thản khi hưởng phước. Và rồi những thứ này cũng khiến chúng ta trở thành một người cao quý và được kính trọng.

3. Buông

Chẳng phải tìm quý nhân ở đâu xa, có 3 yếu tố này trong người, bạn có thể biến nguy thành an, hoá dữ thành lành và giữ được may mắn tới suốt cuộc đời - Ảnh 6.

Bình yên là khi chúng ta buông đúng lúc, bỏ đúng người. Ảnh: Internet

Khi còn trẻ, không ai muốn sống một cuộc sống bình thường giản dị. Do đó, mọi người đều theo đuổi những việc làm có công và yêu một cuộc sống hào hùng, tự hào đạt được những thành tựu mà người khác không thể sánh được.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi bản thân về già mới ngộ ra rằng đó chỉ là danh vọng mà thôi. Bản thân càng bị ám ảnh bởi danh lợi, thì càng đau khổ khi về già. Nỗi đau nằm ở việc so sánh với người khác và nỗi đau nằm ở việc rơi vào những xung đột lợi ích bất tận.

Chỉ khi một người có thể từ bỏ lòng tham bên trong của mình, anh ta mới có thể có được sự nhẹ nhõm thực sự và anh ta cũng sẽ hài lòng với thực tế của cuộc sống.

Cuộc sống không phải là giành giật thành công mà là ở tâm thế hạnh phúc; không phải là có nhiều mà là được chăm chút từng ít một.

Tĩnh, thiện và buông chính là trạng thái vui vẻ của tâm hồn và là sự sáng suốt của tâm trí.

Theo SecretChina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại