Bản tự thuật của một người đàn ông trung niên 45 tuổi: Sau 20 năm làm việc chăm chỉ, thứ duy nhất nhận ra là ''lãng phí cuộc đời''

Thuỳ Anh |

Sau nhiều lần "nhảy việc" và thất bại, anh Vương rất hối hận nhưng cũng đã muộn. Vì cuộc đời không có nút quay lại.

01

Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Đây là một câu hỏi mà ai cũng nghĩ đến, nhưng những người có thể trả lời được thì rất hiếm. Hầu hết mọi người né tránh câu hỏi này, họ không biết mình nên làm gì và có thể làm gì.

Một số người trẻ nhìn vào cuộc sống của những người trung niên có xe hơi, nhà lầu và cho rằng cuộc sống của những người này mới có ý nghĩa.

Một số người trung niên lại cảm thấy rằng bản thân đã "bán mạng" cho công việc, khi nhìn lại chỉ thấy hối tiếc về thời gian đã qua. Họ ước được như những người trẻ kia, có thời gian và được tự do.

Trên thực tế, nhiều người ghen tị với cuộc sống của người khác. Nhưng thực tế không phải ai cũng biết là có rất nhiều người trên thế giới này không sống đúng với con người thật của mình, cũng như không cảm nhận được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Cũng giống như những người trung niên kể trên, họ đã làm việc chăm chỉ bao nhiêu năm, giờ lại cảm thấy "vô nghĩa".

Cuộc sống của mỗi người đều có một trải nghiệm riêng và mỗi cá nhân đều có một sứ mệnh nhất định. Được là chính mình mới là cuộc sống ý nghĩa, mải miết theo đuổi tiêu chuẩn của người khác thì hành trình mãi không có điểm dừng.

Khi đối mặt với thời gian, con người dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể đi ngược lại với thực tế.

Bản tự thuật của một người đàn ông trung niên 45 tuổi: Sau 20 năm làm việc chăm chỉ, thứ duy nhất nhận ra là lãng phí cuộc đời - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: HubSpot

02

Anh Vương, 45 tuổi, sau 20 năm làm việc chăm chỉ, cảm thấy thời gian qua đã bị lãng phí. 27 năm trước, chàng trai 18 tuổi mải mê học hành, cố gắng đến thành phố lớn và rời khỏi ngôi làng nhỏ.

Khi anh Vương 19 tuổi, anh có nguyện vọng và được nhận vào một trường đại học tổng hợp ở một thành phố lớn với điểm số cao nhất trong quận, và trở thành "con nhà người ta" được mọi người trong làng khen ngợi.

Khi đi học ở một thành phố lớn, cậu thanh niên họ Vương đã được mở mang tầm mắt, được tiếp xúc với những điều xa hoa khác xa vùng quê nhỏ của mình. Vì vậy, anh tự nhủ rằng mình phải lập nghiệp ở một thành phố lớn.

Trong suốt 4 năm đại học, anh Vương đã học hỏi được rất nhiều kiến ​​thức và có khả năng kiếm tiền nhất định. Sau khi tốt nghiệp, anh đầu quân thành công cho một công ty tư nhân.

Nơi làm việc của anh là một công ty có tiếng tăm trong ngành. Chỉ là lúc đó danh tiếng của nó còn chưa thực sự được biết đến rộng rãi, lại còn là trong giai đoạn lập nghiệp nên quy mô của nó chỉ ở mức trung bình.

Không lâu sau, công ty gặp một biến cố và có nguy cơ phá sản. Vì vậy, sau khi làm việc ở đây được 4 năm, anh kiên quyết từ chức.

Đây cũng là một trong những quyết định mà anh Vương tiếc nuối nhất cho đến nay. Tại thời điểm đó anh ấy đã là trưởng phòng của công ty. Nếu chiếu theo trình độ và tốc độ thăng tiến, chỉ cần anh ở lại thì chắc sẽ trở thành một nhân vật cấp "kỳ cựu" của công ty với mức đãi ngộ nhiều người mơ ước.

Bản tự thuật của một người đàn ông trung niên 45 tuổi: Sau 20 năm làm việc chăm chỉ, thứ duy nhất nhận ra là lãng phí cuộc đời - Ảnh 4.

Hình minh họa. Ảnh: TED Idea

03

Tuy nhiên, trên đời này không có đường quay lại, cũng không có thuốc hối hận, một khi đã bỏ qua thì hối tiếc cũng vô ích.

Sau khi từ chức, anh Vương đã đến làm việc ở một công ty tư nhân khác. Công ty mới nhận anh là một doanh nghiệp có tiếng vào thời điểm đó, nhưng thời thế thay đổi, nơi này bắt đầu ngày một sa sút.

Sau khi làm việc được vài năm, anh Vương cũng đã được cất nhắc lên một vị trí nhất định, được cấp trên coi trọng. Tuy nhiên, vì vấn đề riêng của công ty, anh vẫn chưa thể lên vị trí cao hơn.

Khi đó, anh Vương đã lập gia đình và có đứa con đầu lòng. Vì vậy, anh chỉ có thể làm việc chăm chỉ hơn để kiếm tiền và hy vọng rằng vị trí của mình luôn có thể được giữ vững. Nhưng định mệnh vẫn trêu đùa anh.

Ngay khi anh Vương cảm thấy mình có gia đình và sự nghiệp, cuộc sống viên mãn, công ty này được mua lại và các nhân sự cấp trung và cấp cao trong đó được thay thế, anh cũng không ngoại lệ.

Đối mặt với áp lực cuộc sống ngày càng nặng nề, anh Vương tìm kiếm việc làm khắp nơi với mong muốn không bị thời cuộc bỏ rơi.

Tính đến hôm nay, anh Vương đã thay đổi công việc 4 hoặc 5 lần. Khi nhìn lại sau 20 năm vất vả, cuối cùng công danh, sự nghiệp của anh cũng chỉ như con số không.

04

Theo ý kiến ​​riêng của anh Vương, nếu anh không từ chức và bám trụ khi mới vào làm thì giờ anh đã có một cuộc sống viên mãn và nhàn hạ. Trong quá trình thay đổi, tuy thời gian đầu anh có một cuộc sống ổn định, nhưng tình trạng này không kéo dài lâu. Ở độ tuổi trung niên, anh thậm chí còn bấp bênh hơn nhiều người trẻ khác.

Và nhiều ở trong độ tuổi của anh Vương cũng thở dài, sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ và nỗ lực nhiều như vậy, tại sao họ vẫn chưa nhận được những phần thưởng xứng đáng?

Trên thực tế, không có thứ gọi là "không nỗ lực, không đạt được lợi ích". Đôi khi, dù bạn đã làm việc chăm chỉ cũng chưa chắc bạn đã có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta phải có một niềm tin rằng cho dù cuộc sống có ra sao thì bản thân đều có thể đón nhận một cách vui vẻ. Bởi vì mỗi bước đi của cuộc đời đều có ý nghĩa.

Ý nghĩa của cuộc sống có thể không nằm ở việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn có được bao nhiêu danh vọng và thành tựu, mà nằm ở những gì bạn cảm nhận và hiểu được!

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại