Bí ẩn về tổ ong bắp cày phát sáng dưới tia UV

Hoàng Dung |

Tổ ong bắp cày giấy hiếm thấy phát ra ánh sáng màu xanh dưới tia UV gây bất ngờ cho giới khoa học.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tổ của nhiều loài ong bắp cày châu Á hiển thị huỳnh quang màu xanh lục sáng dưới tia UV.

Các nhà nghiên cứu Bernd Schöllhorn và Serge Berthier tình cờ phát hiện tổ ong bắp cày, thuộc giống Polistes và vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra chúng phát sáng.

Các nhà nghiên cứu cho biết ánh sáng có bước sóng trải dài từ 360 và 400 nanomet sẽ làm tổ ong bắp cày giấy phát sáng màu xanh lục.

Bí ẩn về tổ ong bắp cày phát sáng dưới tia UV - Ảnh 1.

Tổ ong bắp cày phát sáng màu xanh dưới tia UV

Khi tiếp xúc với ánh sáng trắng, mũ kén của tổ ong có màu sáng. Ánh sáng huỳnh quang màu xanh xuất hiện dưới ánh mặt trời ban ngày hoặc vào ban đêm dưới đèn chiếu tia UV.

Bernd Schöllhorn, người đứng đầu nghiên cứu cho biết khám phá này xảy ra một cách tình cờ vì mục đích ban đầu của họ là tìm kiếm những loài côn trùng huỳnh quang chưa được biết đến trong rừng ở miền bắc Việt Nam. Những nắp kén trên tổ dùng để bịt kín các ô hình lục giác chịu trách nhiệm cho việc phát sáng.

Bernd Schöllhorn nói: "Chúng tôi không đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm tổ ong bắp cày. Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện tượng này chưa từng được phát hiện trong quá khứ, chưa một nhà nghiên cứu khoa học hay bất kỳ nhiếp ảnh gia nào tìm thấy".

Trong môi trường tự nhiên, có thể dễ dàng quan sát thấy huỳnh quang mạnh bằng mắt thường ở khoảng cách 5–20 mét tùy thuộc vào loài, kích thước tổ và công suất của đèn UV.

Không rõ tại sao những chiếc tổ lại phát sáng như vậy, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết rằng hành động này giúp ong có thể ngụy trang trong lá cây rừng, bảo vệ đàn ong khỏi 'tia cực tím' có hại vào ban ngày, hoặc đóng vai trò như ngọn đèn chỉ đường cho chúng lúc chạng vạng tối.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại