Chưa êm với Taliban, Mỹ ngán IS đánh lén ở Afghanistan

PV |

Quân đội Mỹ đang thiết lập các tuyến đường thay thế tới sân bay Kabul do mối đe dọa từ nhóm khủng bố ISIS-K, một nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan.

Không quân Mỹ chốt an ninh khi những người sơ tán lên máy bay C-17 Globemaster III. Ảnh: AP

Không quân Mỹ chốt an ninh khi những người sơ tán lên máy bay C-17 Globemaster III. Ảnh: AP

Trong ngày 21-8, Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp các quan chức cấp cao để thảo luận về tình hình an ninh tại Afghanistan, cũng như các hoạt động chống khủng bố nhằm vào nhánh của IS.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết: "Có khả năng cao ISIS-K sẽ cố gắng tiến hành một vụ tấn công tại sân bay". Trong khi đó, nguồn tin ngoại giao cấp cao ở thủ đô Kabul cho biết họ nhận thấy một mối đe dọa từ IS đối với các công dân Mỹ tại sân bay quốc tế Hamid Karzai.

Theo hai quan chức quốc phòng Mỹ, quân đội Mỹ nỗ lực thiết lập "các tuyến đường thay thế" để người dân tới sân bay Kabul cũng như các cổng vào. Các tuyến đường này được sử dụng cho người Mỹ, công dân các nước thứ 3 cũng như công dân Afghanistan đủ điều kiện.

Một nguồn tin cho biết Tổng thống Biden đã thúc giục tăng cường các chuyến bay sơ tán nhưng việc tiếp cận sân bay trở nên khó khăn khi đám đông vây kín các cổng. Tại Lầu Năm Góc hôm 21-8, một quan chức nói với CNN rằng việc sơ tán đã chậm lại trong 24 giờ qua.

Về phía Taliban, họ cũng biết được nỗ lực mới này và đang phối hợp với Mỹ. Lầu Năm Góc đang giám sát tình hình xung quanh sân bay, đánh giá đám đông bên trong và xung quanh sân bay tạo ra mục tiêu cho ISIS-K và các tổ chức khác, vốn có thể sử dụng bom xe hoặc đánh bom liều chết tấn công. Các vụ tấn công bằng súng cối cũng được coi là một mối đe dọa tiềm tàng khác.

Ngày 20-8, Tổng thống Biden cam kết chính quyền sẽ làm mọi thứ có thể để sơ tán công dân Mỹ và những người Afghanistan đã hỗ trợ lực lượng Mỹ ở Afghanistan, đồng thời thừa nhận nhiệm vụ này phải đối mặt với rủi ro và tình hình ở Afghanistan là không thể đoán trước. Vì vậy, ông không thể đảm bảo kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.

Phát biểu với các phóng viên hôm 21-8, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby không loại trừ thực hiện nhiều biện pháp để đưa người Mỹ đến sân bay Kabul, bao gồm cả việc cho quân đội Mỹ đi vào thành phố nếu cần thiết.

Theo đài CNN, ít nhất 26.500 người, bao gồm cả người Afghanistan và công dân nước ngoài, đã được sơ tán khỏi Afghanistan kể từ khi Taliban bắt đầu tấn công Kabul.

Hy Lạp đã hoàn thành bức tường dài 40 km ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và lắp hệ thống giám sát ngăn dòng người tị nạn tiếp cận châu Âu, sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan.

Bộ trưởng Bảo vệ Công dân Hy Lạp, Michalis Chrisochoidis, cho biết nước này hành động để cảnh tượng từ 6 năm trước không lặp lại. Ông Chrisochoidis khẳng định: "Biên giới của chúng tôi vẫn an toàn và bất khả xâm phạm"

Hy Lạp là trung tâm của cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu vào giữa những năm 2010, khi hàng triệu người tị nạn từ Syria, Afghanistan và Iraq đổ về. Kể từ đó, Hy Lạp đã có lập trường cứng rắn, từ chối lời cầu xin từ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức quốc tế để cho phép nhiều người di cư qua biên giới của mình hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại