Tìm thấy lăng mộ 'sạch sẽ' dưới đáy sông: Chủ mộ tận tụy vì dân, sao sử sách không thèm nhắc tên?

Kim Dung |

Có lẽ ngay cả các nhà khảo cổ học cũng chưa từng nhìn thấy từ một ngôi mộ nào "sạch sẽ" đến như vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn: Kknews)

Ảnh minh họa (Nguồn: Kknews)

Vào năm 2016, trong quá trình nạo vét sông Đại Sa thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), đội thi công đã phát hiện ra một tấm bia đá, trên đó có khắc những ký tự cổ nên đội công nhân đã lập tức trình báo sự việc cho cơ quan quản lý.

Sau khi tiếp nhận thông tin, các nhà khảo cổ học đã đến hiện trường để xem xét, đã kết luận rằng đây là một văn bia, khả năng cao sẽ có một ra ngôi mộ cổ bị chôn vùi dưới đáy sông.

Đối với các nhà khảo cổ học, việc phát hiện ra những ngôi mộ cổ sẽ khiến họ phấn khích, nhưng ngôi mộ cổ này có vị trí khá đặc biệt - nằm dưới đáy sông nên có nhiều vấn đề cần quan tâm hơn, điều này làm khiến cho việc khai quật gặp nhiều khó khăn hơn.

Tìm thấy lăng mộ sạch sẽ dưới đáy sông: Chủ mộ tận tụy vì dân, sao sử sách không thèm nhắc tên? - Ảnh 1.

Vị trí của lăng mộ gây khó khăn cho việc khai quật (Nguồn: Kknews)

Trước khi tiến hành khai quật, một kế hoạch chi tiết đã được lập ra nhằm đảm bảo an toàn cho người thực hiện và cả ngôi mộ nằm bên dưới không bị ảnh hưởng bởi các loại máy móc thiết bị. Phải mất vài ngày nước sông mới được rút cạn và ngôi mộ cổ dần lộ diện.

Ngôi mộ này không có cánh chống trộm, điều đáng ngạc nhiên mộ cũng không có đồ tùy táng. Có lẽ ngay cả các nhà khảo cổ học cũng chưa từng nhìn thấy từ một ngôi mộ nào "sạch sẽ" đến như vậy!

Các ngôi mộ cổ được khai quật là hai ngôi mộ chung, tổng cộng có bốn người được chôn cùng nhau. Thông qua 2 văn bia được tìm thấy, một trong số 4 người được chôn cất có tên là Lý Vân Long.

Lý Văn Long, chủ nhân ngôi mộ là ai?

Để làm rõ thông tin về cuộc đời của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã phải tìm đến các biên niên sử của quận địa phương và nhận thấy rằng Lý Vân Long thực sự tồn tại.

Ông sống vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cha ông tên là Lý Khả Quan - một quan chức ở huyện Phong, sống ngay thẳng và trung thực nên rất được lòng dân, cấp dưới vô cùng nể trọng.

Cha mẹ Lý Vân Long khi sinh ra ông đã đặt kỳ vọng rất cao, hy vọng rằng con trai có thể trở thành một quan chức giống như cha mình. Tuy nhiên, Lý Vân Long đã không may mắn, bị trượt trong kỳ thi của triều đình nên ông chỉ có thể bước vào con đường quan lộ bằng phương thức khác.

Với sự giúp đỡ của những người bạn trong quan trường, Lý Khả Quan đã cử Lý Vân Long đến Thái Học làm thư đồng (chỉ người mang cặp sách giúp công tử con nhà giàu và được học cùng) cho con trai của một người bạn, điều này cũng đồng nghĩa với việc Lý Vân Long có cơ hội chính thức bước chân vào chốn quan trường.

Tìm thấy lăng mộ sạch sẽ dưới đáy sông: Chủ mộ tận tụy vì dân, sao sử sách không thèm nhắc tên? - Ảnh 4.

Học đường ở Thái Học được mô phỏng lại (Nguồn: Baike.baidu)

Sau khi học ở Thái Học vài năm, Lý Vân Long đã nối nghiệp cha mình và trở thành Quan Phụ Mẫu của huyện Phong.

Vào thời xưa, người xưa không biết rõ nguồn gốc của lũ lụt, đê điều lại không quản lý tốt, sông Đại Sa thường xuyên bị ngập lụt, gây thiệt hại lớn cho nhà cửa và đất canh tác hai bên sông. Ngay khi Lý Vân Long nhậm chức, ông đã tận tụy lãnh đạo nhân dân quản lý sông Đại Sa, thực hiện phòng lũ đắp đê, làm bờ kè, giúp đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Khi ông qua đời, người dân huyện Phong đã đặc biệt xây dựng lăng mộ của ông bên bờ sông Đại Sa để tưởng nhớ vị quan ngay thẳng, cũng để ông có thể nhìn thấy kết quả cai trị của ông sau khi ông qua đời.

Tìm thấy lăng mộ sạch sẽ dưới đáy sông: Chủ mộ tận tụy vì dân, sao sử sách không thèm nhắc tên? - Ảnh 6.

Ngôi mộ của ông do người dân xây dựng (Nguồn: Sohu)

Điếu đáng tiếc là thời gian đã trôi qua, sông Đại Sa dần mở rộng đã nhấn chìm cả hai bờ, nên ngôi mộ của Lý Vân Long đã bị chôn vùi dưới đáy sông cho đến hàng trăm năm sau mới được phát hiện.

Nhóm khảo cổ chỉ tìm thấy một số vật dụng cần thiết hàng ngày từ ngôi mộ cổ, và không có bất kỳ một đồ tùy táng quý giá nào, tất cả đã chứng minh cho sự chính trực, ngay thẳng của ông.

Nhìn lại cuộc đời của Lý Vân Long, ông đã tận tụy vì dân, mọi nỗ lực của ông đều đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, nhưng lại không có nhiều ghi chép về ông trong sử sách. Thực tế, sách sử nhìn chung thường tập trung ghi lại các sự vụ tai tiếng, tham quan, phản nghịch chứ ít khi chép kỹ về những vị quan trong sạch, thanh liêm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại