Người nông dân sống cạnh cái giếng khô, đêm đêm lại nghe tiếng động lạ: Kết luận của cảnh sát khiến ông lập tức chuyển nhà!

Diệu Thúy |

Ngôi làng tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vốn có một cái giếng khô vô cùng kỳ lạ, đến cả người dân địa phương cũng không dám đến gần.

Khi nhắc đến chuyện Tề bị Chu thôn tính vào đời Nam Bắc Triều, nhà thơ Lý Thương Ẩn đã viết trong bài thơ "Bắc Tề kỳ một" rằng: "Nhất tiếu tương khuynh quốc tiện vong/ Hà lao kinh cức thủy kham thương" (Có được nụ cười mỹ nhân thì nước cũng mất/ Gai góc mọc ở đây vẫn còn nhọc lòng thương cảm sao).

Quá trình diệt vong trong nháy mắt cùng cái kết "thương cảm" đã khiến mọi thông tin và lưu trữ về triều đình này đều rất ít ỏi. Theo đó những di tích và hiện vật về triều đại Bắc Tề (550 - 577). cũng trở nên bí ẩn và thu hút sự chú ý của không ít người. Cùng với sự tiến bộ của khảo cổ học, phong cách và diện mạo lịch sử của triều đại Bắc Tề cũng được khôi phục một cách chính xác.

Trong tiến trình lịch sử của Trung Quốc, văn hóa lăng mộ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Người xưa tin rằng sau khi chết đi, con người sẽ sang một thế giới khác, chính vì vậy, sự xa hoa của các lăng mộ quyết định thế hệ tương lai có được hưởng cuộc sống giàu sang phú quý hay không.

Các giếng khô ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Trước đây ở một ngôi làng tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có xuất hiện một cái giếng khô vô cùng kỳ lạ, đến cả người dân địa phương cũng không dám đến gần. Ông Lý là người nông dân trong làng, nhà ông xây cái chuồng heo ngay sát chiếc giếng lạ.

Kể từ khi chuồng heo được xây, gia đình ông phát hiện dưới giếng khô thường xuất hiện một số tiếng động lạ lúc nửa đêm. Ông Lý cảm thấy vô cùng lo lắng, xét cho cùng, chi phí chăn nuôi lợn tương đối cao, nếu bọn trộm ẩn nấp trong giếng khô lên kế hoạch xấu xa thì cuộc sống của cả gia đình họ sẽ tiêu tan.

Người nông dân sống cạnh cái giếng khô, đêm đêm lại nghe tiếng động lạ: Kết luận của cảnh sát khiến ông lập tức chuyển nhà! - Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc giếng khô. Ảnh: Sohu

Lâu dần, người dân trong làng biết được giếng cạn nhà họ Lý thường phát ra tiếng động bất thường, tư tưởng phong kiến ​​lạc hậu khiến dân làng gần đó coi chiếc giếng cạn là một thế lực tâm linh khủng, không dám lại gần. Ông Lý thì không tin vào những chuyện thần bí nên quyết định gọi cho cảnh sát nhờ giúp đỡ.

Dựa vào kinh nghiệm dày dạn, cảnh sát địa phương đã phát đoán chiếc giếng khô này có dấu vết hoạt động của bọn trộm mộ. Để chứng minh cho suy đoán của mình, cảnh sát đã nhanh chóng thông báo cho các chuyên gia di tích văn hóa khẩn trương đến hiện trường để thu dọn và khai quật.

Sau vài lần kiểm tra, các nhà khảo cổ học phát hiện một ngôi mộ cổ sang trọng được chôn cất dưới sân của ngôi nhà họ Lý.

Quang cảnh lăng mộ Hoàng đế Cao Dương khi khai quật. Ảnh: Baidu

Để đảm bảo công việc khai quật di tích văn hóa được suôn sẻ, gia đình ông Lý đã được yêu cầu lập tức chuyển tới nơi khác sinh sống. Khi cửa lăng mở ra, các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều vết tích của các vụ trộm trong ngôi mộ cổ, mặc dù vậy, hơn một nghìn di vật văn hóa quý giá đã được tìm thấy. Các chuyên gia xác định đây là lăng Vũ Ninh, thuộc về hoàng đế Cao Dương – vị vua đầu tiên của triều đại Bắc Tề.

Lăng mộ 1.500 tuổi bên dưới đáy giếng

Mặt bằng ngôi mộ ban đầu là một ngôi mộ hình tròn, phía nam dựng một bức tượng bằng đá cao khoảng 3m, mộ đạo dốc xuống lòng đất. Lăng có cấu trúc căn phòng đơn hình vuông cạnh vòng cung, có chóp nhọn ở bốn góc, tổng diện tích khoảng 7,5 mét vuông.

Các nhà khảo cổ học tìm thấy một số lượng lớn các bức tranh tường và các bức tranh vẽ trên mặt đất được lưu giữ trong lăng mộ, và cho đến nay đây là phát hiện quan trọng nhất về tranh vẽ ở các triều đại phương Bắc.

Hai bức tường của hành lang mộ đạo nổi bật với hình vẽ rồng xanh và bạch hổ, trên đỉnh có các linh thú, chim thần, mây và hoa sen. Nền của lối đi trong lăng được trải thảm họa tiết hoa sen.

Người nông dân sống cạnh cái giếng khô, đêm đêm lại nghe tiếng động lạ: Kết luận của cảnh sát khiến ông lập tức chuyển nhà! - Ảnh 5.

Hình ảnh bức tranh tường trong lăng mộ vua Cao Dương. Ảnh: Baidu

Phía trên cổng hành lang sơn một con chim màu đỏ, hai bên vẽ hình đầu thú và thỏ lông vũ. Đỉnh mộ là bản đồ sao, tường lăng chia làm 3 cột, cột trên chia ô để vẽ các con vật, cột giữa vẽ dã thú và chim muông, cột dưới vẽ hình người.

Mặc dù ngôi mộ đã từng bị trộm cắp, hơn 1.600 bức tượng nhỏ bằng gốm và một số đồ gốm men ngọc đã được khai quật. Trong số đó, lần đầu tiên phát hiện được hai bức tượng người gác cửa kích thước lớn cao 1,42 mét – nét đặc trưng trong các lăng mộ của triều đại phương Bắc.

Người nông dân sống cạnh cái giếng khô, đêm đêm lại nghe tiếng động lạ: Kết luận của cảnh sát khiến ông lập tức chuyển nhà! - Ảnh 6.

Bức tranh tường trên lăng mộ vua Cao Dương. Ảnh: Baidu

Cao Dương – vị hoàng đế đánh mất mình

Trong thời kỳ đầu trị vì, Hoàng đế Cao Dương đã rất nỗ lực để cai trị, ông khuyến khích nông nghiệp và giáo dục, việc ban hành vô số chính sách chính trị xuất sắc đã đưa Trung Quốc tiến đến thời kỳ hoàng kim. 

Song cách cai trị thanh minh, công chính này không duy trì được lâu. Hoàng đế Cao Dương khi ở thời kỳ cuối cai trị dần dần quên đi khát vọng ban đầu của mình, ông trở nên tàn bạo và tham lam khoái lạc. Năm 34 tuổi, vị vua đầu tiên của Bắc Tề đã băng hà do uống quá nhiều rượu, đặt dấu chấm hết một đời truyền kì của mình.

Các bức tượng tinh xảo được khai quật trong lăng mộ hoàng đế Cao Dương.

Ngoài những di vật văn hóa được khai quật, những bức tranh tường trong lăng mộ của ông đối với việc nghiên cứu còn có ý nghĩa quan trọng hơn.

Trước đó, các ghi chép và nghiên cứu về thời Bắc Tề chưa được sâu rộng, nhưng với sự xuất hiện của các bức tranh tường trong lăng mộ Cao Dương đã đưa đến cho quần chúng cũng như giới chuyên môn những thông tin chính xác về phong tục của xã hội thời Bắc Tề.

Trên các bức tranh tường trong lăng mộ điêu khắc những hình ảnh hết sức sống động về trang phục cũng như mô phỏng lại các quy tắc nghi thức của thời kỳ Bắc Tề. So với các tài liệu lịch sử khác, tính xác thực của các bức tranh tường rõ ràng là không thể nghi ngờ.

Sau này bức bích họa trong lăng mộ Hoàng đế Cao Dương đã được chuyển toàn bộ đến Bảo tàng tỉnh Hà Bắc được bảo tồn nguyên vẹn.Chúng là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu lịch sử thời Bắc Tề của đất nước tỷ dân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại