Đây là Hans - chú ngựa từng gây bão lịch sử nhân loại: Biết làm toán, ''nói'' được tiếng Đức và có một cái kết buồn

J.D |

Để nói một cách ngắn gọn thì vào thế kỷ 20, các nhà khoa học từng tin rằng có một chú ngựa biết nói tiếng Đức, thẩm định được hội họa và biết làm toán.

Một con ngựa thông minh hơn con người, bạn nghĩ thế nào?

Chắc là không có rồi, nhưng đôi khi kiến thức và sự thông minh chỉ mang tính tương đối. Ngày nay, ai cũng biết rằng để phân biệt một bản nhạc của Chopin và Tchaikovsky thì ta cần tìm đến con người chứ không phải ngựa. Nhưng đầu thế kỷ 20, bạn... chọn thế nào cũng được.

Hans - chú ngựa "hiện tượng" của thế giới

Năm 1900, một giáo viên dạy toán người Đức tên Wilhelm von Osten bỗng một ngày cảm thấy mỏi mệt vì phải luôn làm việc với con người. Tức giận, ông quyết định huấn luyện một con ngựa, dạy nó làm toán.

Suốt 4 năm ròng rã, ông đưa chú ngựa của mình vào lớp... toán học nâng cao dành cho ngựa, do chính ông giảng dạy. Ông thành công, và lập tức khoe nó với cả thế giới.

Đây là Hans - chú ngựa từng gây bão lịch sử nhân loại: Biết làm toán, nói được tiếng Đức và có một cái kết buồn - Ảnh 2.

Con ngựa của Wilhelm - Hans - có thể phản ứng lại những câu hỏi ông đặt ra bằng cách gõ móng. Chẳng hạn khi được yêu cầu làm phép cộng, con ngựa sẽ gõ móng đúng con số mà đề bài yêu cầu.

Và để làm được điều đó, Hans chắc chắn phải biết tiếng Đức - cũng là một trong những ngôn ngữ phổ thông được đánh giá là khó học nhất thế giới. Thậm chí, nó còn biết "nói" tiếng Đức nữa. Bằng việc gõ móng theo những con số thay cho chữ cái (ví dụ , lần gõ...), con ngựa có thể đánh vần đúng tên người, hoặc ghép thành một câu hoàn chỉnh. Và chưa hết, dù chưa học qua bất kỳ lớp nghệ thuật nào, nó còn phân biệt được các tác giả dựa trên tác phẩm của họ nữa.

Khỏi phải nói, với những khả năng đáng kinh ngạc như vậy, chú ngựa của Wilhelm trở thành một hiện tượng lúc bấy giờ. Đám đông liên tục tụ tập tại nhà ông, để ngắm nhìn chú ngựa có thể trò chuyện thông qua tiếng gõ móng. Một số còn cảm thấy khá tội lỗi, khi cả nhân loại suốt hàng ngàn năm qua đã cưỡi lên một sinh vật đầy trí tuệ như vậy.

Và hiển nhiên, nó lôi kéo được sự chú ý của giới khoa học nữa. Họ quyết định phải điều tra xem con ngựa này có mánh khóe gì không, và những người đầu tiên đứng ra thử là hội đồng giáo dục của Đức vào năm 1904.

Suốt hơn 1 năm rưỡi, người ta thử đi thử lại, kể cả việc tách Hans ra khỏi nó để loại đi khả năng có mánh khóe tồn tại. Dẫu vậy, con ngựa vẫn có thể trả lời theo yêu cầu, gần như lần nào cũng đúng, miễn là có sự hiện diện của chủ trong tầm quan sát. Hội đồng cuối cùng kết luận rằng không có mánh khóe nào ở đây cả, nhưng chỉ là ở khía cạnh con người thôi.

Sự thật nào có như mơ

Hội đồng sau đó đã mời nhà tâm lý học kiêm sinh học Oskar Pfungst. Pfungst đã sắp xếp được những cuộc thí nghiệm tốt hơn để xác định xem chú ngựa Hans có thực sự giao tiếp được với những người xung quanh, và có thể hiểu được ngôn ngữ phức tạp hay không.

Thí nghiệm bắt đầu bằng việc tách người hỏi ra khỏi tầm mắt của Hans, để tránh trường hợp chú ngựa đoán được câu hỏi bằng cử chỉ. Một thí nghiệm khác, đến người hỏi cũng không biết câu trả lời. Bằng những phương pháp này, Pfungst sẽ biết được liệu con ngựa có thực sự hiểu và trả lời được không trong những trường hợp khác nhau.

Đây là Hans - chú ngựa từng gây bão lịch sử nhân loại: Biết làm toán, nói được tiếng Đức và có một cái kết buồn - Ảnh 4.

Kết quả, Pfungst phát hiện ra rằng Hans không phải là một thiên tài toán học như những gì mà chủ nó quảng cáo. Nhưng bù lại, nó là một kiểu thiên tài khác: Đọc nét mặt và cử chỉ của những người xung quanh.

Khi con ngựa gõ móng, nó sẽ chú ý đến mọi người. Lúc nó gõ đúng đáp án, người hỏi và khán giả có thể phản ứng (thậm chí là trong vô thức), qua đó đưa ra manh mối để Hans hiểu rằng đã đến lúc dừng gõ và nhận thưởng.

Nói chung, ngựa vẫn chỉ là ngựa mà thôi!

Dẫu vậy nhờ Hans, nhân loại đã hiểu được thêm rất nhiều thứ - bao gồm việc làm thế nào để tạo ra một thí nghiệm đúng chuẩn, làm sao để loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng đến kết quả, và phân tích kết quả thí nghiệm như thế nào.

Lại nói về Hans thì sau khi bị lật tẩy, chú mất một lượng lớn người hâm mộ, vì ai mà quan tâm đến một con ngựa chỉ giỏi đoán mò. Rốt cục, chú bị tròng dây, sung quỹ tham gia Thế chiến I và rồi sau đó chẳng ai nghe đến chú nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại