Người nông dân sở hữu bài thi 700 tuổi, chuyên gia tìm đến 24 lần để xin về nghiên cứu: Hé lộ tội lỗi của thủ khoa!

Kim Dung |

Vì đây là vật gia truyền nên các chuyên gia không thể cưỡng chế thu hồi mà chỉ miệt mài vận động ông Triệu tự nguyện giao nộp cho nhà nước.

Người đàn ông sở hữu cuộn giấy độc nhất vô nhị (Đứng giữa) (Nguồn: Kknews)

Người đàn ông sở hữu cuộn giấy độc nhất vô nhị (Đứng giữa) (Nguồn: Kknews)

Ở Trung Quốc, thời phong kiến việc tuyển chọn hiền tài là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các kỳ thi triều đình bắt đầu từ thời nhà Tùy và nhà Đường, các hoàng đế của các triều đại càng chú trọng hơn. Theo thống kê, kỳ thi triều đình của quốc gia này đã có lịch sử hơn 1.300 năm, và đã chọn ra được khoảng 700 người đứng đầu được lựa chọn vào vị trí chủ chốt của triều đình.

Các bài thi của những người đứng thứ nhất đều được lưu trữ trong cung điện. Tuy nhiên, sau hàng ngàn năm với sự thay đổi của các triều đại, do chiến tranh nên các bài thi đã bị mất hầu như không còn giấy tờ gì. Vì vậy những bài thi này là vô cùng quý, được cho là "đắt hơn cả vàng".

Người nông dân sở hữu bài thi 700 tuổi, chuyên gia tìm đến 24 lần để xin về nghiên cứu: Lộ ra tội lỗi tày đình của thủ khoa! - Ảnh 1.

Các kỳ thi tuyển quan lại của Trung Quốc thời phong kiến (Nguồn: Kknews)

Cuộn giấy "đắt hơn vàng"

Mãi đến những năm 1980, thông tin về sự tồn tại của một bài thi từ thời nhà Minh được mọi người truyền tai nhau. Ngay khi nắm được thông tin, các chuyên gia khảo cổ đã lập tức đến tỉnh Sơn Đông - nơi có một ông lão sở hữu cổ vật vô giá này.

Người sở hữu bài thi cổ được mọi người giới thiệu là một lão nông họ Triệu , được biết đây là bảo vật do tổ tiên của ông truyền lại. Tuy nhiên, khi chuyên gia tìm đến ông đã lập tức phủ nhận rằng trong nhà không hề có một bảo vật nào như vậy.

Các chuyên gia quyết không từ bỏ, đến lần thứ 10 ông lão mới nói ra sự thật rằng mình đang sở hữu một bài thi do tổ tiên truyền lại.

Người nông dân sở hữu bài thi 700 tuổi, chuyên gia tìm đến 24 lần để xin về nghiên cứu: Lộ ra tội lỗi tày đình của thủ khoa! - Ảnh 3.

Toàn bộ bài thi 2400 chữ (Nguồn: Kknews)

Ông lão mở cuộn giấy thi ra trước sự ngỡ ngàng của các chuyên gia, trải qua hơn 700 năm, bài thi này vẫn còn nguyên vẹn và các nét chữ vẫn rất rõ ràng.

Mặt trước của bài thi được viết bằng chữ thường, khoảng 2.400 từ.

Tại khu vực phía trên, còn có lời nhận xét của Hoàng đế Vạn Lịch: "Đệ nhất giáp đệ nhất danh" (vị trí quán quân). Sau khi kiểm tra chuyên gia cho biết: Đây là bài thi từ thời nhà Minh, đây cũng là bài thi duy nhất còn sót lại của triều đại này vì vậy giá trị của nó là không thể đo đếm.

Các chuyên gia đã vận động ông Triệu giao nộp cho nhà nước để bảo tồn cũng như nghiên cứu nhưng ông đã từ chối ngay lập tức vì đây là bảo vật gia truyền của tổ tiên để lại, nó là minh chứng cho truyền thống hiếu học từ thời tổ tiên ông.

Người nông dân sở hữu bài thi 700 tuổi, chuyên gia tìm đến 24 lần để xin về nghiên cứu: Lộ ra tội lỗi tày đình của thủ khoa! - Ảnh 5.

Nhận xét bằng chữ viết tay của Hoàng đế Vạn Lịch (Nguồn: NetEase)

Nhóm chuyên gia lại một lần nữa gặp khó khăn, vì đây là vật gia truyền nên không giống như những bảo vật được tìm thấy thông qua khai quật (có thể cưỡng chế thu hồi) mà chỉ có thể vận động người sở hữu tự nguyện giao nộp.

Trải qua hơn 1 năm và tổng cộng 24 lần đến nhà vận động và giải thích, cuối cùng ông Triệu cũng đã đồng ý giao nộp món đồ cho nhóm chuyên gia.

Ông Triệu khi giao nộp cũng đã thổ lộ: "Nếu như để bài thi này trong nhà tôi thì nó sẽ không thể phát huy hết được giá trị thực sự, hơn nữa điều kiện bảo quản không tốt có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cổ vật."

Đi tìm tác giả bài thi

Thông thường những bài thi đạt vị trí số 1 được cất giữ cẩn thận trong cung, vậy tại sao ông Triệu lại sở hữu bài thi này? Qua tìm hiểu chuyên gia phát hiện tác giả của bài thi này là học giả Triệu Bỉnh Trung - học giả số một thời Vạn Lịch nhà Minh. Cha con ông đều là quan thuộc Bộ Lễ của nhà Minh cũng chính là nơi lưu trữ các bài thi.

Người nông dân sở hữu bài thi 700 tuổi, chuyên gia tìm đến 24 lần để xin về nghiên cứu: Lộ ra tội lỗi tày đình của thủ khoa! - Ảnh 7.

Nét chữ trong bài thi đều tăm tắp (Nguồn: Kknews)

Các nhà sử học suy luận rằng Triệu Bỉnh Trung hẳn đã "tiện tay" lấy trộm bài thi trong cung nhằm truyền lại cho các thế hệ tương lai. Cuối cùng, nó được truyền cho ông Triệu - người cháu đời thứ 13 của Triệu Bỉnh Trung.

Trong bài viết này, Triệu Bỉnh Trung không chỉ ca ngợi những thành tựu to lớn của vị hoàng đế tiền nhiệm, mà còn thể hiện tầm nhìn vô hạn của mình đối với tương lai của vương triều.

Đồng thời bài viết 2.400 chữ được viết rất đẹp và gọn gàng thực sự gây ấn tượng với Hoàng đế Vạn Lịch, đây cũng là một lý do khiến cho bài thi của ông đạt được giải nhất (người xưa thường thông qua nét chữ mà đánh giá đạo đức của một con người).

Bài viết tham khảo từ Kknews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại