7 kiểu cha mẹ tước đoạt tương lai của con trẻ, hãy xem bạn có nằm trong số đó!

Nguyễn Hồng Nhung |

Nếu thuộc 1 trong 7 kiểu cha mẹ dưới đây, các bậc phụ huynh hãy tự sửa mình, có như thế, con trẻ mới mong được sống trong một môi trường lành mạnh, phát triển lành mạnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tổn thương của một đứa trẻ thường bắt nguồn từ đâu?

Mỗi gia đình một kiểu khác nhau, có gia đình thì cha mẹ gieo cho con cái tình yêu thương, quan sát và độc lập; nhưng cũng có gia đình cha mẹ lại gieo cho con cái sự sợ hãi, trách nhiệm và cảm giác tội lỗi.

Các gia đình hạnh phúc đều tương đồng nhưng những gia đình bất hạnh thì mỗi gia đình bất hạnh một kiểu. 

Thường là những cha mẹ có hạn chế về nhận thức, có thể có cảm xúc tiêu cực và hành vi xấu… Những điều này đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ. Do đó, chúng tôi gọi những gia đình này là "gia đình độc hại". Kiểu gia đình này sẽ mang đến cho đứa trẻ những tổn thương sau:

1. Cha mẹ là tất cả trên đời

Trong kiểu gia đình này có một quan niệm là thiên hạ không có gì bằng cha mẹ. 

Vốn dĩ "nhân vô thập toàn", cha mẹ cũng sẽ có lúc phạm sai lầm. Nhưng đứa trẻ trong những gia đình này sẽ cố gắng hết sức bào chữa cho cha mẹ và âm thầm (tự trách mình) chịu đựng nỗi thống khổ không đáng có về mình.

Khi (nỗi đau khổ) cảm giác tội lỗi vượt quá sức chịu đựng của bản thân, trong trẻ sẽ kích hoạt hai cơ chế bảo vệ:

Một là "hợp lý hóa" để tự đưa ra lời giải thích hợp lý cho những tổn thương mà cha mẹ đã gây ra cho mình, ví dụ cha mẹ luôn nói với tôi rằng đang làm điều tốt vì tôi, mong rằng tôi sẽ tiến bộ hơn nữa.

Cơ chế bảo vệ thứ hai là "phủ nhận": Trong lòng không thừa nhận những tổn thương của bố mẹ mà vờ như sự việc này không xảy ra. 

Tuy nhiên, né tránh tổn thương một cách mù quang chỉ là liệu pháp tạm thời. Theo thời gian, nỗi đau bị dồn nén tích tụ đến một mức độ nhất định, có thể sẽ bùng phát, khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng xấu đi.

7 kiểu cha mẹ tước đoạt tương lai của con trẻ, hãy xem bạn có nằm trong số đó! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

2. Cha mẹ mãi "không chịu lớn"

Là cha mẹ nhưng lại không gánh vác trách nhiệm của bậc cha mẹ. Trong gia đình này, cha mẹ không giống cha mẹ, con không giống con.

Thậm chí có khi còn đảo ngược vị trí, con cái chăm sóc cha mẹ. Ví dụ tính cách của bố mềm yếu, tâm lý chưa trưởng thành, khi gặp phải một số việc cần giải quyết lại không giải quyết nổi, người cha này sẽ khóc trong phòng của mình. Khi đứa trẻ nhìn thấy, sẽ an ủi cha và đảm nhận vai trò của cha mẹ.

Trong quá trình trẻ lớn lên, cha mẹ là hình mẫu của chúng, chúng sẽ bắt chước cha mẹ. Nhưng những đứa trẻ trong gia đình thường rơi vào cảm giác bất lực và vòng luẩn quẩn của sự thiếu tự tin.

3. Cha mẹ thích kiểm soát

Cha mẹ thích kiểm soát con cái, bất kể chúng ở độ tuổi nào. Kiểu cha mẹ này luôn muốn quyết định thay con cái, đồng thời làm suy yếu ý chí chủ quan và tính chủ động của đứa trẻ.

Có người cha giàu có rất muốn thao túng con gái của mình. Người cha này có lúc đưa cho con gái khoản tiền lớn nhưng cũng có khi không cho một xu.

Để làm vừa lòng cha mẹ, con cái chỉ có cách là tuân theo mọi quyết định hoặc sự sắp đặt của cha mẹ trong mọi việc của cuộc sống.

Kiểu cha mẹ này thường không có tính tự lập, sợ bị con bỏ rơi, vì vậy họ luôn "chen" vào trong cuộc sống của con cái.

4. Cha mẹ bạo lực con cái bằng lời nói

Đây là kiểu cha mẹ thích buộc tội, chỉ trích, đánh đập, tùy ý chà đạp lên con cái. Họ tưởng rằng điều đó sẽ làm cho trẻ tốt hơn nhưng thực ra chỉ khiến cho trẻ cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình, đồng thơi khiến cho trẻ cảm thấy tự ti, trầm cảm.

7 kiểu cha mẹ tước đoạt tương lai của con trẻ, hãy xem bạn có nằm trong số đó! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Khi con cái còn nhỏ, đều hi vọng có được tình yêu thương và sự quan tâm vô điều kiện của cha mẹ. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái giống như tài khoản ngân hàng vậy. Mỗi lần họ đánh đập, chỉ trích, phê bình, chế giễu con cái như là rút tiền ra và mỗi lần họ đánh giá cao, khuyến khích, công nhận, tôn trọng con mình giống như giữ được tiền trong đó vậy.

Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương, chúng sẽ thấy tự tin, dễ dàng hình thành nên nhân cách tốt. Ngược lại, khi trẻ không cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho mình, thậm chí nghi ngờ tình cảm đó, trẻ sẽ thấy bất hạnh, thiếu tự tin và khó thiết lập mối quan hệ hài hòa với người khác.

5. Cha mẹ bạo hành thể xác

Những cha mẹ có xu hướng bạo lực, thường do thiếu phương pháp nuôi dạy con một cách khoa học. Cha mẹ này hễ gặp chuyện không vui hoặc con cái phạm lỗi gì là lập tức "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".

Đối với những đứa trẻ này, chính gia đình đã là nơi không hề an toàn rồi.

6. Cha mẹ nghiện rượu

Cha mẹ lạm dụng rượu bia thường khiến con cái cảm thấy xấu hổ, nếu con cái phải giữ mồm giữ miệng về hành vi này thì sẽ sinh ra một số mâu thuẫn trong lòng và luôn phải đeo "mặt nạ" để cho người khác thấy khi lớn lên.

Đứa trẻ trong gia đình này thường cảm thấy bất an. Vì vậy việc nuôi dưỡng sự tự tin cho những đứa trẻ này sẽ khó khăn.

7. Cha mẹ lạm dụng tình dục

Thực tế không ít vụ tấn công tình dục là do chính cha đẻ gây ra đối với con gái, khiến dư luận lo ngại. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy thực sự bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần và phải giữ bí mật suốt đời. Do đó, trẻ thường cảm thấy xấu hổ, dằn vặt, mặc cảm, thậm chí có ý định tự sát.

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái, giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tính cách, cảm xúc của trẻ. Nếu nhưng bản thân những người thầy trong giáo dục gia đình không tốt, làm sao có thể dạy nên những đứa trẻ ưu tú?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại