Luôn thấy mình xấu xí, nữ sinh đại học tìm mọi cách xoay xở tiền phẫu thuật rồi nhận kết luận mắc bệnh tâm lý không ngờ đến

PHẠM TRANG |

Nữ sinh được bố mẹ đưa đến bác sĩ tâm lý và cho ra kết luận mắc chứng "Mặc cảm ngoại hình".

Có một số người luôn không hài lòng với vẻ bề ngoài hay hình thể của mình, cực kỳ bất mãn, thường sau khi thử phẫu thuật thẩm mỹ 1 lần, họ sẽ không ngừng nảy sinh ra những ý nghĩ phải tiếp tục phẫu thuật các bộ phận khác trên gương mặt mình. Nữ sinh đại học Miao Miao cũng là một trong số đó. 2 năm trước, vốn từ một học sinh ngoan ngoãn, cô bỗng nhiên cảm thấy rất bất mãn với gương mặt của chính mình, sau đó nằng nặc đòi bố mẹ cho tiền đi phẫu thuật thẩm mỹ.

Luôn thấy mình xấu xí, nữ sinh đại học tìm mọi cách xoay xở tiền phẫu thuật rồi nhận kết luận mắc bệnh tâm lý không ngờ đến - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa

Ngày 2/5, bác sĩ trị liệu tâm lý tại Bệnh viện số 4 Thành Đô - Nghiêm Quốc Kiến chuẩn đoán, Miao Miao đam mê phẫu thuật thẩm mỹ không phải vì thích làm đẹp, mà vì cô ấy đã mắc một loại bệnh tâm lý có tên gọi là chứng mặc cảm ngoại hình. Điều đáng nói ở đây, những bệnh nhân mắc chứng bệnh này đều có nguy cơ tự tử cao.

Trước mắt vẫn chưa thể tìm ra rõ nguyên nhân gây ra bệnh hay cơ chế phát sinh bệnh lý. Những người trong giới cho rằng có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả này, ví dụ như tuổi thơ chịu đựng nhiều điều chế giễu, cười nhạo hoặc bôi nhọ… Đây đều là những nguyên nhân vô cùng nguy hiểm.

Bất mãn với vẻ ngoài của chính mình

Hai năm trước, một nữ sinh đại học Thành Đô Miao Miao bỗng nhiên cảm thấy rất chán ghét gương mặt của mình. Đầu tiên là cảm thấy đôi mắt rất nhỏ, không đủ sâu và sáng; sau đó là đến mũi, muốn mũi cao hơn một chút, cánh mũi thu lại một chút; rồi về sau lại muốn môi mỏng hơn, cằm cũng chưa được nhọn. Cuối cùng, cô cảm thấy da mặt chưa căng bóng, da cổ cũng vậy, có lẽ phải dùng đến laser để làm căng da.

Lúc ấy, Miao Miao mới lên đại học. Dù chương trình học rất nặng nhưng càng ngày cô càng dành nhiều thời gian soi gương, chụp selfie, chính vì vậy cô lại càng chú ý đến gương mặt của mình. Từ vài phút, kéo dài lên đến vài chục phút và cũng có thể là vài giờ đồng hồ. Sau đó, cô thậm chí là bỏ học chỉ để soi gương, lâu nhất có thể là dành gần như 1 ngày để làm việc ấy.

Miao Miao không chỉ đơn thuần là tỉ mỉ soi gương, cô còn tìm và nghiên cứu các thể loại tỉ lệ “bình thường” trên cơ thể người, sau đó liệt kê ra tất cả những bộ phận không hài lòng, ví dụ như nghiên cứu “Tam đình ngũ nhãn” (Một cách tính tỉ lệ dài và rộng của gương mặt được coi là hoàn hảo dựa vào chiều cao của mũi và độ rộng của mắt); cằm và mũi phải nghiêng bao nhiêu độ, khoảng cách giữa cằm và cổ là bao nhiêu mới đẹp, vv…

Mở miệng xin tiền bố mẹ phẫu thuật thẩm mỹ

Trước đó vài ngày, Miao Miao liên tục đứng trước gương dùng thước đo gương mặt mình, còn lên mạng tìm tất cả những phương pháp để giải quyết, cũng tham khảo một số bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ ở trong nước, thậm chí còn lên một diễn đàn hỏi những người trên đó địa chỉ phẫu thuật uy tín để tham khảo.

Chẳng dễ gì mới tìm ra cách giải quyết vấn đề, nhưng cô lại rơi vào khó khăn mới: “Hiện tại vẫn là học sinh, không có tiền thì làm kiểu gì?” Một ngày, Miao Miao thực sự không thể chịu đựng nổi nữa, đành mở miệng xin tiền bố mẹ.

Ban đầu, cô nhắc đi nhắc lại chỉ muốn phẫu thuật làm mắt hai mí, nói đi nói lại nhiều lần, bố mẹ vì không muốn ảnh hưởng đến việc học hành của con mà đồng ý. Có lẽ khi làm xong mắt hai mí, cô vẫn cảm thấy chưa hài lòng, làm chưa đẹp, vẫn thấy tỉ lệ giữa mắt là mũi không phù hợp. Cho nên, Miao Miao đã xin tiền bố mẹ đi làm mắt và mũi…

Luôn nghĩ mình khiếm khuyết, thậm chí nghĩ đến tự sát

Trước đòi hỏi muốn tiếp tục phẫu thuật thẩm mỹ của con gái, bố mẹ Miao Miao chỉ có thể nói để thi xong rồi tính, nhưng cô con gái vẫn nhất quyết không đồng ý, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện “đập đi xây lại” mà chẳng để tâm đến việc học hành. Dần dần, bố mẹ cô cũng phát hiện con gái có điều gì đó không ổn, liền hỏi: “Không phải con nghiện phẫu thuật thẩm mỹ rồi chứ, tại sao cứ nằng nặc đòi làm vậy?”

Bác sĩ trị liệu tâm lý tại Bệnh viện số 4 Thành Đô - Nghiêm Quốc Kiến nhận định, Miao Miao mắc chứng “Mặc cảm ngoại hình” điển hình. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, trong nước và quốc tế vẫn chưa có hệ thông chuẩn đoán bệnh lý này, trước mắt vẫn chưa có bệnh lý nào mang tên “Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ”. Cho nên những trường hợp “Nghiện phẫu thuật thẩm mỹ” có thể là một dạng của “Mặc cảm ngoại hình”.

Theo bác sĩ Nghiêm Quốc Kiến, Mặc cảm ngoại hình (body dysmorphic disorder, gọi tắt BDD) là một loại rối loại ám ảnh cưỡng chế, dù bề ngoài không hề có khiếm khuyết hay chỉ có khiếm khuyết nhỏ nhưng người bệnh luôn phóng đại những điểm đó và cảm thấy điều đó rất ghê tởm, xấu xí và thu hút sự chú ý của người khác, đây chính là điều khiến người mắc bệnh khổ não.

Quay lại với trường hợp của Miao Miao, ngoại hình của cô không hề có khiếm khuyết nhưng cô vẫn luôn cảm thấy mình chưa đủ xinh đẹp. Cô rất đau lòng vì điều ấy. Khi nhìn thấy khiếm khuyết của mình “rõ ràng” như vậy mà bố mẹ lại chẳng hề để tâm, cô cảm thấy bố mẹ chẳng hề quan tâm đến mình. Cô kể rằng, mỗi lần tìm bố mẹ hoặc bạn bè tâm sự, câu mà mọi người nói nhiều nhất chỉ có: “Con không nói thì bố mẹ làm sao biết được!” Nhưng sau khi nghe xong mọi người cũng chỉ nói :”Ừ”, điều ấy khiến cô vô cùng đau khổ; nếu như đối phương nói: “Không phải đâu”, cô sẽ cảm thấy người kia đang nói dối. Cứ như vậy, cô mắc kẹt trong vòng tròn cảm xúc buồn bã và đau đớn, thậm chí có ý định tự sát.

Bác sĩ: "Những trường hợp trên có nguy cơ tự sát cao"

Không may, trước mắt những tư liệu liên quan đến BDD rất ít. Theo bác sĩ Nghiêm Quốc Kiến: “Dựa vào thống kê nước ngoài về BDD, tỉ lệ mắc bệnh này là 0,7% - 2,4%. Ở nhóm các trường hợp đặc biệt như những người mắc bệnh về da liễu hay phẫu thuật thẩm mỹ thì tỉ lệ này càng cao, có thể lên tới 3,2% - 5,36%. Hầu hết những người mắc bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên, nếu để bệnh kéo dài và không biết cách điều trị có thể trở thành mãn tính. Không chỉ vậy, BDD còn thường đi kèm chứng trầm cảm, lo âu.

Trả lời báo Red Star, bác sĩ Nghiêm Quốc Kiến cho biết: “Điều quan trọng là những bệnh nhân này thường có nguy cơ tự tử cao, nhất là khi đi kèm với chứng trầm cảm thì tỉ lệ người bệnh có ý định tự sát và cố gắng tự sát càng cao.”. Điều này giống như việc bệnh nhân mắc chứng ám ảnh cưỡng chế, rất khó có thể kiểm soát. Nó khiến bệnh nhân không ngừng soi gương, phẫu thuật quá mức, luôn hỏi những người xung quanh như người thân và bạn bè đánh giá ngoại hình của mình để đảm bảo những bộ phận trên cơ thể mình vẫn luôn “bình thường”.

Vì sao Miao Miao và những bệnh nhân khác mắc phải căn bệnh này? Bác sĩ Nghiêm Quốc Kiến cho biết, trước mắt, nguyên nhân của BDD và cơ chế phát sinh bệnh vẫn chưa rõ, những người trong ngành tin rằng nó là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau về sinh học, tâm lý hay văn hóa xã hội… Có nghiên cứu phát hiện rằng, BDD có khả năng kéo theo trầm cảm cao. Trong gia đình người bệnh cũng mang khả năng cao có người mắc chứng rối loạn trầm cảm hoặc ám ảnh cưỡng chế. Ngoài ra, những yếu tố khác về văn hóa xã hội hay tâm lý cũng là nguyên nhân xuất hiện BDD. Ví dụ như văn hóa xã hội, gia đình hay bạn bè xung quanh chú ý quá nhiều đến vẻ bề ngoài, thường xuyên chế giễu, cười nhạo từ nhỏ cũng là nguyên nhân nguy hiểm gây ra BDD.

Không ít bệnh nhân không thể nhận ra mình mắc bệnh

Vậy, quan hệ giữa “Mặc cảm ngoại hình” và phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Mặc cảm ngoại hình có liên quan mật thiết đến phẫu thuật thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân do không nhận thức được bệnh của mình là về tâm lý nên thường tìm đến những nơi như bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ, viện răng hàm mặt hay da liễu, đặc biệt là các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ để điều trị đầu tiên, sửa chữa những điểm được coi là khiếm khuyết trên cơ thể mình.

Trừ những trường hợp khiếm khuyết nhẹ hoặc bác sĩ “mát tay” có thể thực hiện tốt ca phẫu thuật, còn lại đều mang hiệu quả không triệt để. Nhiều người không hài lòng sau khi phẫu thuật, hoặc chỉnh sửa hỏng khiến họ càng chú ý đến cơ thể của mình; thậm chí cho rằng phẫu thuật hỏng rồi, khiến cho khuyết điểm ấy lại càng nghiêm trọng hơn thì nhất định phải phẫu thuật lại một lần nữa. Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu từ phẫu thuật thẩm mỹ là do kỳ vọng của bệnh nhân quá cao so với những gì có thể làm được. Kết quả là bệnh nhân càng chán ghét ngoại hình của mình, thậm chí là có suy nghĩ tự tử.

Bác sĩ Nghiêm Quốc Kiến cũng chia sẻ: “Đối với những bệnh nhân BDD, cả bác sĩ tâm lý, bác sĩ phẫu thuật và da liễu cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đánh giá và giải quyết các yêu cầu phẫu thuật của bệnh nhân.”

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại