Chỉ cần đặt một cánh diều dưới nước, chúng ta có thể tạo ra điện từ thủy triều

BẢO NAM |

Chiếc diều ở dưới nước sẽ "bay" theo thủy triều hoặc dòng chảy của sông, tạo ra sản lượng điện trung bình lên tới 20 kilowatt.

Chúng ta có thể đã nghe nói về các hệ thống năng lượng tái tạo sử dụng cánh quạt hay diều trên không để tạo ra điện thông qua gió. Và một khái niệm mới được đề xuất gần đây, mang tên là hệ thống Manta cũng có cách hoạt động tương tự như vậy.

Tuy nhiên, nó lại sử dụng một chiếc diều đặt ở dưới nước, thứ có thể "bay" theo thủy triều hoặc dòng chảy của các con sông.

Manta được phát minh bởi các nhà khoa học tại viện nghiên cứu SRI International có trụ sở tại California Mỹ, cùng với sự hợp tác của các đồng nghiệp tại Đại học California, Berkeley. Trung tâm của hệ thống là một cánh diều xốp bọc polyme-composite, với hình dạng của nó được lấy cảm hứng từ tia manta.

Con diều đó được gắn vào dây quấn, sau đó được neo vào đáy đại dương hoặc đáy sông ở khu vực có dòng chảy mạnh. Đầu của cuộn dây gắn với một thiết bị bao gồm cả động cơ điện và máy phát điện.

Chỉ cần đặt một cánh diều dưới nước, chúng ta có thể tạo ra điện từ thủy triều - Ảnh 1.

Khi bắt đầu mỗi lần hoạt động, con diều sẽ nghiêng một góc sao cho nó bắt được toàn bộ lực của dòng chảy, cho nó chuyển động xuôi dòng.

Cuộn dây mà nó kết nối sẽ quay nhanh chóng khi hệ thống nhả dây buộc, giúp tạo ra động lực để quay máy phát điện trong quá trình này. Điều này tạo ra điện, có thể được lưu trữ trong pin hoặc được cấp trực tiếp vào lưới điện của thành phố.

Một khi con diều đi đến cuối đoạn dây buộc, nó sẽ xoay theo một hình dạng khác để không còn chịu lực cản của dòng nước, sau đó, động cơ cuộn sẽ cuốn nó trở lại. Khi kéo về điểm ban đầu, nó có thể thực hiện một lần chạy xuôi dòng khác. 

Mặc dù quá trình này thu diều đòi hỏi một số năng lượng nhất định, nhưng chúng được báo cáo là ít hơn nhiều so với năng lượng mà hệ thống tạo ra. Theo một báo cáo trên IEEE Spectrum, SRI đang hướng tới sản lượng trung bình khoảng 20 kilowatt trên mỗi con diều.

So với các hệ thống điện thủy triều khác kết hợp các cấu trúc như tuabin dưới nước, Manta được cho là có chi phí ban đầu rẻ hơn và dễ lắp đặt hơn đáng kể. Ngoài ra, cánh diều của nó có thể đơn giản thu lại khi có khả năng gây trở ngại cho các hoạt động của con người hoặc động vật hoang dã gần đó. Bởi vì bản thân con diều khá nhẹ, các nhà thiết kế của nó tin rằng nó sẽ không nên gây ra nhiều nguy hiểm ngay cả khi nó đang di chuyển.

SRI đã tuyên bố rằng họ hiện có kế hoạch xây dựng và vận hành một mẫu thử nghiệm để trình diễn công nghệ Manta, mặc dù chưa xác định được vị trí đặt nó và thời điểm hoàn thành.

Tham khảo NewAtlas

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại