Bị vợ đẹp "cắm sừng", vị vua TQ xấu trai trả thù tàn khốc

Bảo Minh |

Tức giận vì vợ ngoại tình, Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch đã quyết tâm trả thù khiến vợ phải trả giá cực đắt.

“Nếu đa số đàn ông ngoại tình chủ yếu vì động cơ tình dục thì đàn bà lại ngoại tình vì lý do tình cảm. Họ ngã vào vòng tay người đàn ông khác không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn vì chán ghét chồng. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều hoàng đế đã bị vợ "cắm sừng" vì lý do này.”

Vị vua lắm tài nhưng xấu xí

Bị vợ đẹp cắm sừng, vị vua TQ xấu trai trả thù tàn khốc - Ảnh 2.

Tranh miêu tả Lương Nguyên Đế.

Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch (508-555) là vị vua thứ 3 của nhà Lương, cai trị từ năm 552 đến năm 555 ở thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ 7 của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn và được phong tước Tương Đông vương khi mới có 6 tuổi.

Theo sách lịch sử Lương thư, Lương Nguyên Đế không chỉ rất coi trọng việc học hành, mà còn có khả năng viết chữ đẹp không ai sánh bằng. Đồng thời, Tiêu Dịch cũng giỏi thi phú, âm luật, am hiểu sử sách nên được đánh giá là người có năng lực nhất trong họ Tiêu nhà Lương. Ngoài ra, ông còn tự mình soạn gần 270 quyển sách với nhiều nội dung khác nhau.

Thế nhưng, trái ngược với tài năng học hành, Lương Nguyên Đế được cho là rất kém cỏi trong việc trị quốc.

Thậm chí, sách lịch sử Lương thư còn miêu tả Tiêu Dịch là người nhỏ nhen, khôn vặt và có nhân cách kém. Ông không có đủ khả năng bình định loạn lạc nên chỉ có thể dựa vào sức của Tây Ngụy để diệt anh em trong nhà nhằm chiếm ngôi vua. Đó cũng là nguyên nhân khiến Lương Nguyên Đế nhanh chóng bị lật đổ chỉ sau hơn 2 năm lên ngôi.

Bên cạnh đó, sách lịch sử Lương thư cũng miêu tả Tiêu Dịch là một người có tướng mạo xấu xí. Đó là chưa kể, ông bị hỏng một con mắt nên bị người vợ tên là Từ Chiêu Bội “cắm sừng”.

Người vợ xinh đẹp nhưng ngang ngược

Bị vợ đẹp cắm sừng, vị vua TQ xấu trai trả thù tàn khốc - Ảnh 3.

Từ Chiêu Bội xinh đẹp nhưng tính tình ngang ngạnh. Ảnh minh họa

Từ Chiêu Bội là cháu nội của Từ Hiếu Tự - Tể tướng Nam Tề và là con của đại thần nhà Lương, Từ Cổn. Với nhan sắc “khuynh nước, khuynh thành”, bà lọt vào “mắt xanh” của Lương Nguyên Đế từ khi ông còn là Tương Đông Vương. Từ Chiêu Bội được gả cho Tương Đông Vương là chính thất và được sắc phong làm Tương Đông vương phi vào năm 518.

Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân của Từ Chiêu Bội và Tiêu Dịch lại chẳng mấy mặn nồng, nhất là chuyện chăn gối.

Theo sách Nam Sử, nguyên nhân được cho là do mỹ nhân họ Từ không thích gương mặt xấu xí của phu quân. Vì vậy, mỗi khi gặp mặt chồng, bà chỉ trang điểm 1 nửa mặt rồi lấy lý do vua chỉ có một mắt nên nhìn một nửa mặt là đủ rồi.

Không những vậy, nhằm khiến Tiêu Dịch xa lánh mình, Từ Chiêu Bội còn thường uống say mèm rồi nôn mửa ra long bào của chồng.

Về phần Tiêu Dịch, do biết vợ có ý xa lánh nên bực tức, quay sang vui thú với các cung tần mỹ nữ khác. Hai vợ chồng cứ thế dần xa cách nhau khiến mỹ nhân họ Từ “cắm sừng” Lương Nguyên Đế, mở màn cho cuộc trả thù đáng sợ.

“Ông ăn chả bà ăn nem” và màn trả thù quái đản

Không yêu chồng, Từ Chiêu Bội bắt đầu tìm kiếm nhân tình để khỏa lấp nỗi cô đơn.

Tình nhân đầu tiên của bà là một hòa thượng ở chùa Dao Quang tên Trí Viễn. Ngay khi biết chuyện bị Từ Chiêu Bội phản bội, Lương Nguyên Đế liền sai người đốt chùa Dao Quang, giết chết hòa thượng Trí viễn để trả thù và răn đe vương phi.

Bị vợ đẹp cắm sừng, vị vua TQ xấu trai trả thù tàn khốc - Ảnh 4.

Việc Từ Chiêu Bội ngoại tình đã khiến hoàng đế tức giận. Ảnh minh họa.

Sau khi nhìn thấy hòa thường Trí Viễn bị thiêu chết, mỹ nhân họ Từ tỏ ra vô cùng kích động và gần như phát điên.

Tuy nhiên, màn trả thù này chẳng những không khiến Từ Chiêu Bội khiếp sợ, mà còn gián tiếp biến bà trở thành một người có tính cách tàn nhẫn.

Kể từ đó, mỗi khi chứng kiến một phi tần nào đó bị thất sủng, Từ Chiêu Bội liền tỏ ra độ lượng và giúp đỡ họ, coi như tri kỷ của mình. Thế nhưng, trong thâm tâm bà lại rất vui sướng vì có người cùng chung cảnh ngộ bị Tiêu Dịch ruồng bỏ giống mình.

Chưa hết, khi phát hiện có phi tần nào trong cung mang long thai, bà sẽ tìm cách giết chết đối phương.

Sau Trí Viễn, bà để mắt tới một vị đại thần trong triều tên là Kỳ Quý Giang có tướng mạo cực kỳ khôi ngô, tuấn tú. Thậm chí, cả hai còn thường xuyên lấy cớ gặp nhau để lén lút tư thông.

Với vẻ ngoài kiều diễm và kỹ năng giường chiếu đáng nể, Từ Chiêu Bội đã khiến Kỳ Quý Giang mê đắm tới mức phải thốt lên rằng: “Từ nương tuy đã già mà còn đa tình lắm”. Điều này dẫn đến sự xuất hiện một câu thành ngữ của Trung Quốc là “Từ nương bán lão” dùng để chỉ những người phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi nhưng đa tình.

Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn bí mật hẹn hò với Hạ Uy – thi nhân nổi tiếng thời bấy giờ. Họ thường hẹn nhau tới một am ni cô gần cung để “mây mưa”. Vốn bị vua ghẻ lạnh từ lâu, Từ Chiêu Bội ngang nhiên hẹn hò với người tình trước mắt bàn dân thiên hạ mà chẳng sợ danh tiếng bị vẩn đục.

Dù có tướng mạo xấu xí, nhưng dù gì cũng là vua của một nước nên Tiêu Dịch rất căm hận Từ Chiêu Bội. Vì vậy, ông quyết định ép vợ vào cửa tử để trả thù.

Lợi dụng việc trong cung có một cung nữ vừa qua đời vì mắc bệnh, Tiêu Dịch liền vu oan cho Từ Chiêu Bội tội giết người vì ghen tuông và buộc bà phải tự vẫn. Biết không thể thoát tội, mỹ nhân này đành phải nhảy xuống giếng để kết thúc cuộc đời.

Tuy nhiên, Lương Nguyên Đế vẫn chưa thỏa mãn nên ông còn công bố với thiên hạ là mình đã “xuất thê” (trả vợ về nhà bố mẹ đẻ) và cấm mọi người để tang Từ Chiêu Bội. Không những thế, Tiêu Dịch còn tự tay viết lại câu chuyện ngoại tình của vợ vào sách “Kim Lâu Tử” rồi công khai cho toàn dân thiên hạ biết chuyện.

Bị vợ đẹp cắm sừng, vị vua TQ xấu trai trả thù tàn khốc - Ảnh 5.

Từ Chiêu Bội phải trả giá bằng mạng sống. Ảnh minh họa.

Theo sách Nam sử lược của Lý Từ Hầu, Lương Nguyên Đế đã nói về Từ Chiêu Bội rằng: “Là vương phi mà lại không có tư chất, chẳng biết lễ độ. Vương phi mà nghiện rượu nặng, thường xuyên say xỉn và có thói ghen tuông mù quáng. Khi không được sủng ái thì âm thầm ra tay giết chết những phi tần mang thai. Nếu vương phi đã không biết sửa chữa lỗi lầm, chìm sâu vào dục vọng thì nên bị giết”.

__________________________________________

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có một vị vua dũng mãnh, thiện chiến, tham vọng và là người có công xây dựng nền móng để lập nên triều đại nhà Thanh. Nhưng vị vua ấy cũng bị vợ "cắm sừng" bởi một mỹ nhân "khuynh nước, khuynh thành". Đau đớn hơn, kẻ thứ 3 lại là một người "trong nhà". Mời độc giả đón đọc câu chuyện này trong bài kỳ sau đăng lúc 19h05 trên mục Thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại