Kẻ trộm táo tợn đào rượu thiêng dưới mộ lên uống: Hai ngày sau tỉnh lại, hắn nói một câu gây ngỡ ngàng

TAMMY |

Mãi tới hai ngày sau, một người dân tình cờ đi ngang qua núi Thánh Tích mới thấy hai tên trộm nằm bất tỉnh giữa mộ.

(Ảnh minh họa: Sohu)

(Ảnh minh họa: Sohu)

Người Trung Hoa cổ đại vốn rất "mê tửu". Không chỉ lúc sống, ngay cả khi qua đời, những người trong hoàng tộc, người có chức tước hoặc địa chủ cũng thường yêu cầu được chôn cùng những vò rượu ngon của họ. Chén rượu, bình rượu vẫn thường xuyên được khai quật trong những ngôi mộ cổ từ bất kỳ thời kỳ nào.

Vò rượu trong cổ mộ

Tháng 4/1974, hai tên trộm mộ táo tợn nghe được tin ngọn núi Thánh Tích ở làng Hiệp Mậu Đài, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh hiện đang chôn giấu một kho báu khổng lồ. Chúng lập tức lên đường tìm kho báu. Những kẻ mộ tặc làm nghề đã hơn chục năm, đều là chuyên gia đạo mộ nên đã nhanh chóng xác định được vị trí và đào hố.

Quả thực, chúng đã tìm được một ngôi mộ cổ, đặt giữa ngôi mộ là hai bình gốm nặng trịch. Ban đầu, mộ tặc đã mong bên trong là vàng bạc nhưng hóa ra đó chỉ là hai vò rượu.

Kẻ trộm táo tợn đào rượu thiêng dưới mộ lên uống: Hai ngày sau tỉnh lại, hắn nói một câu gây ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Hai bình gốm được tìm thấy bên trong lăng mộ chứa thứ chất lỏng được xác định là rượu cổ. Ảnh minh họa: Sohu

Hai tên mộ tặc mở nắp niêm phong vò rượu, mùi rượu thoang thoảng tỏa ra. Đây chắc chắn là những hũ rượu được chủ mộ tùy táng theo, hẳn phải là loại rượu ngon.

Người ta đồn nhau rau rượu trong hầm ngâm càng lâu càng ngon, tương truyền uống rượu trong mộ cổ còn có thể "trường sinh bất lão".

Những kẻ trộm mộ vốn không hiểu biết nhiều, nhìn thấy vò rượu trong lăng thì đều nghĩ là tiên dược nên vội vàng cầm lên nốc cạn rượu trong vò.

Tuy nhiên, rượu vốn không có mùi thơm hay vị êm như lời đồn mà lại nhạt thếch, thậm chí là hơi tanh. Hai tên mộ tặc uống xong thì thấy chuếnh choáng, vài phút sau là chân tay mềm oặt rồi nằm vật ra sàn.

Bất tỉnh hai ngày

Mãi tới hai ngày sau, một người dân tình cờ đi ngang qua núi Thánh Tích, nhìn thấy cái hố mới đào mới trình báo cho cảnh sát. Hai tên trộm vẫn nằm hôn mê trên nền đất được đưa đi cấp cứu.

Sau khi tỉnh dậy, cả hai vẫn còn lao đao. Một tên trộm mộ lẩm bẩm: "Rõ ràng là uống còn chẳng ngon, sao mà say thế nhỉ?"

Mọi người xung quanh đều chết lặng một lúc, họ bắt đầu hiểu ra chuyện và cười nhạo hai kẻ trộm dại dột. Hóa ra, hai tên trộm mộ vốn không say rượu mà đã bị hạ độc.

Kẻ trộm táo tợn đào rượu thiêng dưới mộ lên uống: Hai ngày sau tỉnh lại, hắn nói một câu gây ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Rượu để cả nghìn năm trong lăng mộ đã trở thành thuốc độc, đầu độc hai kẻ trộm táo tợn. Ảnh: Sohu

Ngôi mộ hai kẻ này đào được là mộ cổ từ thời nhà Liêu (907 - 1125), niên đại khoảng 1000 năm trước. Hai bình sứ mà chúng tìm thấy cũng là rượu đã để cả nghìn năm, chiếc nắp niêm phong bình rượu đã ngả từ trắng sang màu vàng, chứng tỏ không khí cũng lọt vào từ lâu.

Theo quan điểm khoa học, rượu càng để lâu càng thơm ngon, đậm đà là bởi thời gian sẽ giúp etanol và axit hữu cơ phản ứng, sinh ra este thơm.

Song, không phải tất cả các loại rượu đều tuân theo quy tắc này, bởi vì nếu nồng độ cồn dưới 10%, thì rượu có thể đã bay hơi vào không khí trước khi các este được hình thành.

Công nghệ nấu rượu thời xưa tương đối lạc hậu so với hiện nay, rượu thường chỉ ở mức 5 - 8 độ, nên mới có chuyện "thi tiên" Lý Bạch "phải uống 300 chén mới say". Vậy có thể thấy, thứ chất lỏng trong bình gốm mà hai tên trộm mộ uống vốn không còn là rượu vì rượu đã bay hơi hết rồi.

Lăng mộ chôn cất tử thi cả ngàn năm cũng sinh sôi nhiều loại vi khuẩn, xâm nhập vào vò rượu khiến chất lỏng biến chất và sinh ra độc tố. Những tên trộm dại dột này cũng đã vì vậy mà bị ngộ độc tới mức hôn mê hai ngày trong lăng.

Chuyên gia khảo cổ Phùng Vĩnh Khiêm, một người cũng từng nhấp môi thử rượu trong lăng mộ cổ cho biết, hương vị của rượu nghìn năm thật sự nhạt nhẽo, giống với nước lã, thậm chí còn có vị bùn.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại