Mẹ làm được 4 việc này, con trẻ lớn lên sẽ trưởng thành ưu tú: Bạn đã làm được mấy việc?

Khánh An |

Các bà mẹ hãy tham khảo xem những việc đó là gì nhé.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tính cách, lời nói và hành vi của người mẹ đều ảnh hưởng đến cả cuộc đời con cái.

Một người đàn ông nọ có một cậu con trai nhưng thành tích học tập của cậu bé rất tệ, toàn xếp cuối lớp. Anh ta kể chuyện với bạn mình và hỏi họ tại sao lại có thể như thế, bạn của anh ta đã trả lời rằng, chủ yếu là do vợ của anh ta quá tài giỏi.

Anh ta cho là bạn bè đang ám chỉ vợ mình bận rộn làm việc, nên vội vàng giải thích: "Vợ tôi ngày nào cũng kèm con làm bài tập, chỉ có điều mỗi lần đều chưa tới năm phút đã nổi giận đùng đùng, mắng con sao lại ngốc như thế cơ chứ!"

Người bạn bèn đáp: "Vấn đề chính là ở chỗ đó đấy, vì mẹ của thằng bé thông minh như thế, mà thằng bé thì còn nhỏ, sao có thể so được với mẹ được?"

Trẻ con khi còn nhỏ đều luôn rất ỷ lại vào mẹ, cho nên, tính cách, lời nói, hành động của mẹ sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ ấy cả đời.

Vậy làm thế nào để rèn luyện tính cách cho trẻ, để chúng không học theo mặt xấu trong tính cách của mẹ, mà lại có thể tiếp thu những ưu điểm của mẹ?

Mẹ làm được 4 việc này, con trẻ lớn lên sẽ trưởng thành ưu tú: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Cách tốt nhất chính là, khi ở bên cạnh con thì mẹ cần phải thu lại hết những "sắc nhọn, công kích" trong tính cách của mình, trở thành người mẹ theo đúng ý nghĩa của của mẹ.

Là mẹ khi ở trước mặt con cái, thì không nên giống như khi trên bàn đàm phán, không cần phải dùng ánh mắt phê bình, công kích hay yêu cầu quá hoàn hảo với con trẻ.

Nếu mẹ luôn có thái độ o ép, lời nói chanh chua cay nghiệt, hành động mang tính khống chế mọi thứ cùng nhận định tự cho mình là đúng sẽ còn gây tổn thương đến lòng tự trọng, sự tự tin của trẻ nhiều hơn cả cách giáo dục định hướng thi cử.

Song đối với con trẻ, từ giây phút chúng chào đời, những kỳ vọng của trẻ đối với mẹ dường như không thay đổi chút nào.

Vậy cần làm gì để có thể trở thành người mẹ tốt đúng nghĩa, để từ đó nuôi dưỡng nên những đứa con hạnh phúc, trưởng thành và ưu tú? Sau đây là những việc mà những người mẹ nên làm.

1. Trước khi bước vào cửa nhà, nên quên hết những điều không vui vẻ

Là mẹ, trước khi bước vào nhà, phải tự nhắc nhở bản thân: Quên hết tất cả những chuyện không vui, điều buồn phiền ở công ty, bởi vì từ bây giờ trở đi mình chỉ là một người mẹ thôi.

Con trẻ cần người mẹ vui vẻ, đừng bao giờ đem những điều xấu xa, không tốt, chẳng hề liên quan đến chúng trút lên người chúng, bởi vì những đứa trẻ vô tội.

Mẹ làm được 4 việc này, con trẻ lớn lên sẽ trưởng thành ưu tú: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 4.

2. Tôn trọng những niềm vinh dự nho nhỏ của trẻ là rất quan trọng

Khi con trẻ vui vẻ, phấn chấn nói với mẹ rằng hôm nay trên trường được thầy cô tuyên dương, khen thưởng vì thể hiện tốt, thì xin đừng tỏ ra phiền chán, hay chẳng thèm để ý, mà phải vui vẻ tán dương con.

Cách tốt nhất là nói với con có thể cho mẹ xem được không, rồi cùng con chia sẻ niềm vui ấy, bởi vì những điều vinh dự, tự hào nho nhỏ này đối với trẻ là điều cực kỳ quan trọng.

3. Điềm tĩnh, trấn tĩnh, luôn giữ tỉnh táo

Khi con trẻ nói với mẹ hôm nay chúng thi đạt kết quả không tốt, mẹ phải tự kiềm chế cảm xúc của chính mình, tuyệt đối không được nổi giận với trẻ hoặc có sắc mặt khó chịu, vì trẻ lúc ấy sẽ căng thẳng quan sát sắc mặt của mẹ.

Cho nên, tốt nhất mẹ nên tỏ ra như không có gì thay đổi, bảo trẻ mang bài kiểm tra ra, cùng trẻ phân tích những chỗ sai trong đó.

Nếu con trẻ đã tự nhận ra được điểm sai của mình, mẹ cũng không cần phải vướng mắc hay nhắc lại chuyện này nữa.

Song, sau cùng đừng quên khích lệ con, ví dụ như: Con xem, con đã hiểu được rồi thì bài kiểm tra lần sau sẽ không còn làm sai nữa. Nếu mẹ cảm thấy mình không thể làm chủ cảm xúc, tốt nhất là nên đến nhà vệ sinh, rửa mặt, nhìn vào gương tự hít thở sau nhiều lần.

Mẹ làm được 4 việc này, con trẻ lớn lên sẽ trưởng thành ưu tú: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 6.

4. Khuyến khích động viên thay vì trách mắng con

Trước khi trẻ làm bài kiểm tra, hay làm một việc gì đó quan trọng, nếu chúng tỏ ra sợ hãi, mẹ không nên coi đó là chuyện không đúng hoặc quở mắng con nhát gan, hay thậm chí tỏ ra căng thẳng hơn con, như vậy sẽ tạo áp lực tâm lý cho con, khiến con không thể phát huy tốt như bình thường.

Vào những lúc như thế, mẹ nên nhẹ nhàng nói với con: "Dù con có làm được kết quả ra sao, thì lúc ba mẹ ở tuổi con cũng chưa làm được như con, nên không cần lo lắng nhé!"

Như vậy, trong tâm lí trẻ sẽ cảm thấy có thêm sức mạnh, tự tin hơn, lúc ấy sẽ phát huy tốt hơn cả bình thường.

Giả sử, ngày mai con phải tham gia một hoạt động rất quan trọng, khi mẹ nhìn thấy con lo lắng, băn khoăn, bối rối, thì tối ấy, mẹ nên đến bên con giúp con vào giấc ngủ, trước khi ngủ có thể kể cho con nghe một câu truyện hoặc đọc cho con một cuốn sách mà con thích, làm giảm đi áp lực của con, đợi con ngủ rồi mới rời đi.

Bố mẹ chính là người thầy đầu tiên của con, vì thế kết quả của con cái sau này ra sao, một phần đều do thái độ của cha mẹ đối với chúng hằng ngày, cho nên vì con trẻ, người làm cha mẹ nhất định phải để tâm!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại