Nhà tù 160 triệu USD được cải tạo từ tàu sân bay: Chỉ có 3 quản ngục nhưng 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'

Mai Thủy |

Nhà tù này tuy chỉ được quản lý bởi 3 binh sĩ nhưng sau 28 năm kể từ ngày hoạt động chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp vượt ngục thành công nào.

Tàu sân bay vốn được sử dụng trong quân sự nay lại được cải tạo thành một nhà tù kiên cố. (Ảnh minh họa: Giphy)

Tàu sân bay vốn được sử dụng trong quân sự nay lại được cải tạo thành một nhà tù kiên cố. (Ảnh minh họa: Giphy)

Nhà tù là một dạng cơ sở vật chất quan trọng mà quốc gia nào cũng phải có. Để khắc phục tình trạng tù nhân bỏ trốn, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành xây dựng những nhà giam vô cùng kiên cố, trong đó, nhà tù Vernon Bain tại Mỹ luôn đứng ở top đầu với danh hiệu "địa ngục trần gian" cho những tên tội phạm.

Nhà tù 160 triệu USD được cải tạo từ tàu sân bay: Chỉ có 3 quản ngục nhưng nội bất xuất, ngoại bất nhập - Ảnh 1.

Nhà tù tàu sân bay Vernon Bain (Ảnh: Immateaid.com)

Nhà tù tàu sân bay

Nhà tù Vernon Bain là một trung tâm giam giữ nằm gần Rikers Island, New York (Mỹ), cơ sở này vốn được cải tạo từ một tàu sân bay (tàu sân bay là loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay – trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển).

Con tàu dài khoảng 200 m, rộng 38 m, lượng choán nước lên tới 40.000 tấn; vốn được Mỹ mua lại từ Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1990 để phục vụ cho hoạt động quân sự. Tuy nhiên, do một số trục trặc kỹ thuật, tàu sân bay Vernon Bain đã không được sử dụng cho mục đích ban đầu mà biến thành một nhà tù độc đáo.

Nhà tù 160 triệu USD được cải tạo từ tàu sân bay: Chỉ có 3 quản ngục nhưng nội bất xuất, ngoại bất nhập - Ảnh 2.

Tàu sân bay được sử dụng trong quân sự (Ảnh minh họa: Wikipedia)

Việc cải tạo tàu sân bay thành nhà tù được đánh giá là rất táo bạo, tuy nhiên, nó cũng khiến chính phủ Mỹ phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ lên tới 160 triệu USD, tương đương với giá trị của 8 máy bay chiến đấu tiên tiến vào thời điểm đó (theo Sohu).

Sau 2 năm thi công, nhà tù Vernon Bain được hoàn thành với 5 tầng kiên cố được xây dựng trên sà lan, đồng thời được trang bị đầy đủ trạm y tế, nhà nguyện, thư viện pháp luật... Phạm nhân tại đây bị giam giữ theo mức độ an ninh từ trung bình tới tối đa, phân bố trong 16 khu nhà và 100 buồng giam.

Không lối thoát

Nhà tù tiêu chuẩn cao như Vernon Bain đương nhiên không dành cho những tù nhân bình thường, những kẻ bị giam giữ ở đây đều là những tên tội phạm cực kỳ hung hăng, một số còn có mức án lên tới hơn 100 năm và sẽ ngồi tù suốt phần đời còn lại.

Khác với hình ảnh nhà tù được canh giữ nghiêm ngặt bởi quân đội, nơi đây chỉ được quản lý bởi 3 binh sĩ nhưng sau 28 năm kể từ ngày đi vào hoạt động vẫn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp vượt ngục thành công nào.

Trên thực tế, không phải tội phạm ở đây chưa bao giờ nghĩ đến việc vượt ngục. Theo ghi nhận của tạp chí Times, kể từ năm 1992, đã có 4 vụ vượt ngục từ nhà tù Vernon Bain, nhưng tất cả kế hoạch đều phá sản.

Dưới mạng lưới giám sát dày đặc với tổng cộng hơn 1.000 camera, 14 thiết bị quan trắc, có thể nói nhà tù đã được giám sát toàn diện từ mọi ngóc ngách, không có điểm mù. Chắc chắn các phạm nhân đều ngầm hiểu việc bỏ trốn khỏi nơi đây này là điều không thể.

Nhà tù 160 triệu USD được cải tạo từ tàu sân bay: Chỉ có 3 quản ngục nhưng nội bất xuất, ngoại bất nhập - Ảnh 4.

Vernon Bain lênh đênh trên biển (Ảnh: Kyluc.vn)

Tuy nhiên, lý do mà nơi đây được mệnh danh là "nhà tù kiên cố nhất thế giới" hay "địa ngục trần gian không lối thoát" không chỉ do kiến trúc kiên cố hay trang thiết bị hiện đại, nguyên nhân chủ yếu là bởi chiếc tàu sân bay không bao giờ neo ở một địa điểm cố định.

Nhà tù đặc biệt này di chuyển liên tục, không ai biết vị trí cụ thể của nó ở đâu, có thể hôm nay nó sẽ ở đây, nhưng ngày mai sẽ xuất hiện tại một địa điểm khác. Do vậy, dù kẻ đào tẩu có may mắn trốn thoát khỏi nhà tù thì cũng phải đối diện với biển cả vô tận.

Trước mắt là không gian mênh mông sóng nước, bốn bề như một, chỉ có một cách là nhảy xuống biển để trốn, bơi hàng trăm cây số để trở về đất liền, liệu kẻ nào có đủ can đảm để bỏ trốn?

Điều này rõ ràng là không thể, tù nhân đào tẩu hoặc sẽ chết đuối hoặc trở thành miếng mồi cho cá mập, dưới cán cân sinh tử này thì ai cũng chỉ có thể chọn sống trong ngục tù bởi cái giá phải trả cho việc bỏ trốn là quá lớn.

Chính vì những yếu tố này nên dù không có hình phạt tử hình trong luật pháp tại Mỹ, những tù nhân bước chân đến Vernon Bain đều phải chấp nhận rằng đây sẽ là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời mình.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại