Quan hệ nông nghiệp Mỹ-Trung thăng hoa bất chấp chiến tranh thương mại

Hà Linh |

Mặc dù mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang gặp nhiều trắc trở vì chiến tranh thương mại và một số bất đồng chính trị nhưng người nông dân ở hai quốc gia này đang ngày càng tương tác mạnh.

Một cánh đồng ngô tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Một cánh đồng ngô tại Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc vốn là nhà nhập khẩu đậu nành và bo bo lớn nhất của Mỹ. Trung Quốc đã mua tới gần 30 triệu tấn đậu nành Mỹ, chiếm 57% xuất khẩu đậu nành của Mỹ. 80% xuất khẩu bo bo của Mỹ cũng là đến Trung Quốc. Không những vậy, trong năm tiếp thị 2020-2021, Trung Quốc đã mua 11,2 triệu tấn ngô của Mỹ, tăng 1.300% so với lượng nhập khẩu trước khi chiến tranh thương mại xảy ra.

Việc Trung Quốc chuộng các sản phẩm ngũ cốc Mỹ bắt nguồn từ các yếu tố: nền kinh tế hậu COVID-19 của Bắc Kinh, khôi phục số lượng lợn nuôi sau dịch tả lợn châu Phi và hạn chế trong năng lực của nước này đối với trồng ngô.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) đánh giá ở thời điểm này, dường như cả nông dân Mỹ và Trung Quốc đều hài lòng. Số ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ giúp Trung Quốc nuôi số lợn đang tăng trưởng mạnh sau dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, lợi nhuận nông nghiệp của Mỹ đã ở mức cao nhất trong 7 năm, bắt nguồn từ nhu cầu của Trung Quốc và hỗ trợ của liên bang.

Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng bất cứ sự kiện địa chính trị biến động nào cũng có thể tác động đến nhập khẩu của Trung Quốc.

Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ trong giai đoạn 2009-2017, ông Tom Vilsack nhận định: “Tôi cho rằng bài học trong những năm qua là nông nghiệp Mỹ cần tiếp tục đa dạng để luôn có nhiều địa điểm khác tiếp nhận hàng hóa”.

Quan hệ nông nghiệp Mỹ-Trung thăng hoa bất chấp chiến tranh thương mại - Ảnh 2.

Một cảng hàng hóa tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Vành đai nông nghiệp Mỹ với các bang mạnh về lĩnh vực này đã bỏ phiếu nhiệt tình cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử 3/11 và đang chờ đợi các biện pháp của Tổng thống đắc cử Joe Biden đối với đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Bất chấp việc nhập khẩu theo đà tăng, “vết sẹo” từ chiến tranh thương mại vẫn hiện hữu. Chính quyền Tổng thống đắc cử Biden sẽ phải đối mặt với mức thuế cao phát sinh từ chiến tranh thương mại. Ngoài ra, ông Biden còn phải xử lý nhiều vấn đề như tài sản sở hữu trí tuệ, thực tiễn thương nghiệp.

Ngay cả trong trường hợp mối quan hệ Mỹ-Trung xấu hơn thì Bắc Kinh đã chuẩn bị phương án dự phòng bằng việc đầu tư vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Brazil vốn là nhà sản xuất đậu nành hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng 7 đã đến thăm trang trại trồng ngô tại Cát Lâm. Nhà lãnh đạo này khuyến khích chính quyền địa phương bảo vệ nguồn đất màu mỡ, nếu Trung Quốc cải thiện năng suất trồng ngô thêm 2,5% mỗi năm thì đến 2029 nước này có thể sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại