Hội chứng Nàng tiên cá khiến giới khoa học bó tay

Đoàn Thanh |

Đôi chân của nàng tiên cá vốn chỉ hợp trong truyện cổ tích, tồn tại ngoài đời đó là một căn bệnh thực sự đáng thương.

Truyện cổ tích xưa kể về nàng tiên cá đánh đổi đôi chân để kề bên hoàng tử, sau đó biến thành bọt biển vì tình yêu tan vỡ.

Nhưng quả thực câu chuyện ấy ra ngoài đời thực là một bi kịch bởi 100.000 trẻ sơ sinh mới thấy có 1 trường hợp mang căn bệnh Nàng tiên cá Sirenomelia, với những cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ này có thể cao gấp 100 lần.

Hội chứng Nàng tiên cá khiến giới khoa học bó tay - Ảnh 1.

Hình ảnh chụp X-Quang của bệnh nhi mắc hội chứng Sirenomelia.

Vào một ngày cuối tháng 4, cô bé Lisa cất tiếng khóc chào đời tại bệnh viện Sahi Ram, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Nhưng bất hạnh thay, cô bé đáng thương chỉ kịp hưởng cuộc sống 10 phút sau đó tử vong vì căn bệnh người cá.

May mắn hơn Lisa, Milagros Cerron, ở Peru sinh ra mắc hội chứng Sirenomelia.

Hội chứng Nàng tiên cá khiến giới khoa học bó tay - Ảnh 2.

Milagros Cerron sinh ra với đôi chân của Nàng tiên cá.

Khi mới sinh, tim, phổi của cô bé hoàn toàn bình thường nhưng một quả thận trái bị biến dạng, bộ phận sinh dục bị dính liền vào chân.

Tháng 6/2005, bé được thực hiện tách chân lần 1, từ mắt cá chân đến đầu gối. 1 năm sau, bé tiếp tục được nhóm 8 chuyên gia phẫu thuật tách phần còn lại.

Sau khi phẫu thuật, Milagros có thể tự đứng một mình và bước đi không cần người khác trợ giúp.

Năm 2012, bé trái đã trải qua một ca ghép thận và chỉnh sửa đường tiết niệu.

Bé gái đã có thời gian dài vật lộn với căn bệnh để sống sót. Điều đáng kinh ngạc, bé gái có thể đi bộ sau nhiều lần phẫu thuật tách hai chân.

Hội chứng Nàng tiên cá khiến giới khoa học bó tay - Ảnh 3.

Milagros Cerron với đôi chân giống như những đứa trẻ bình thường.

"Milagros" có nghĩa là "những điều kỳ diệu", bạn bè và gia đình hay gọi cô một cách trìu mến là "nàng tiên cá nhỏ". Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường.

Căn bệnh Sirenomelia hay còn gọi là hội chứng người cá. Hội chứng đặc biệt nguy hiểm này được nhắc đến lần đầu tiên trong một bộ bản đồ gồm 4 tập xuất bản năm 1891.

Căn bệnh hiếm gặp khiến các bác sĩ không thể xác định được giới tính của đứa trẻ. Bệnh nhi có cơ thể giống như người cá, tay có màng giống vây và 2 chân dính chặt như đuôi cá.

Trong quá trình mang thai, chỉ đến cuối thai kỳ, các kết quả siêu âm mới cho thấy thận của bé không phát triển.

Theo Tiến sĩ Lindsey Fitzharris, ĐH Oxford (Anh), hội chứng này xảy ra khi dây rốn của trẻ không thể hình thành 2 động mạch. Khi đó thân dưới của bào thai không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng khiến 2 chân không không thể tách rời.

"Phần lớn trẻ mắc hội chứng này tử vong sau vài ngày chào đời do suy thận và bàng quang. Một số trường hợp rất hiếm được ghép tận, nhưng tỉ lệ sống sót rất thấp", Tiến sĩ Lindsey cho hay.

 (Nguồn The Menafn)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại