Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay

Trang Ly |

Không khó để tưởng tượng điều sẽ xảy ra khi một tấn đặt lên đầu ngón tay của bạn, phải không?

Thứ chiếm 71% bề mặt Trái Đất - là đại dương. 97% lượng nước toàn cầu cũng đến từ đại dương. Là nơi được giới khoa học đồng thuận là thế giới khởi nguồn của sự sống nguyên sơ, hàng nghìn năm đã qua, đại dương cho đến tận ngày nay vẫn còn quá nhiều bí mật đối với con người. Có lẽ, nhân loại giải mã Mặt Trăng, sao Hỏa hay vô số các bí mật khác của vũ trụ còn nhiều hơn là giải mã chính đại dương trên Trái Đất.

Đại dương sâu thẳm và ẩn chứa những điều không ai có thể đoán biết trước - đó là điều hiển nhiên, hiển nhiên đến mức, đại dương càng bí ẩn thì con người càng tham vọng khám phá cho kỳ được.

Bộ câu hỏi-trả lời về nơi sâu nhất đại dương Trái Đất do Tiến sĩ Alan Jamieson, Giảng viên cao cấp về sinh thái biển thuộc Đại học Aberdeen (Scotland) thực hiện có thể được xem là những hiểu biết mà con người thu được sau nhiều năm khám phá một trong những bí mật lớn nhất của hành tinh này, mời độc giả theo dõi:

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 1.

Theo các nhà khoa học, thuật ngữ "biển sâu" để chỉ bất cứ nơi nào có độ sâu hơn 200 mét dưới mực nước biển.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 2.

Độ sâu trung bình của toàn bộ đại dương trên thế giới là 3.500 mét, trong đó, điểm sâu nhất hành tinh mà con người từng khám phá được là Challenger Deep ở Rãnh Mariana (phía tây Thái Bình Dương), điểm này sâu gần 11.000 mét.

Tùy theo độ sâu tính từ mực nước biển mà các nhà khoa học gọi với các thuật ngữ khác nhau:

- Từ bề mặt nước biển đến 200 mét: Được gọi là "Littoral zone" - Vùng cận duyên.

- Từ 200 mét đến 3.000 mét: Gọi là "Bathyal zone" - Vùng biển thẳm.

- Từ 3.000 mét đến 6.000 mét: Gọi là "Abyssal zone" - Vùng sâu thăm thẳm.

- Từ 6.000 mét trở xuống đến đáy đại dương: Gọi là "Hadal zone" - Vùng biển khơi tăm tối.

Hadal zone được đặt theo tên của Hades (anh trai của Zeus và Poseidon) - vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Vùng này còn gọi là vũng rãnh vì chúng bao gồm các rãnh sâu gây ra bởi sự hút chìm mảng kiến ​​tạo, khiến các đồng bằng vực thẳm dốc xuống độ sâu 11.000 mét.

Số lượng cư dân của biển cả có khả năng chịu được áp lực nước khổng lồ, cực kỳ thiếu khí, dinh dưỡng và ánh sáng của Hadal zone (theo phát hiện của giới khoa học đến nay) chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 3.

Chúng ta đều biết rằng, càng xuống sâu thì áp lực nước càng lớn. Vậy giới khoa học làm thế nào để đo được độ sâu của biển cả?

Để đo được độ sâu khủng khiếp của vùng Hadal zone, các nhà khoa học đã sử dụng "tiếng bom", tức là họ sẽ thả một khối TNT nặng 0,22 kg rồi cho phát nổ, tiếng vang của quả bom sẽ được ghi lại trên tàu.

Phương pháp này được sử dụng để phát hiện âm độ sâu của nhiều rãnh trên thế giới. Từ đó, họ nhận định rãnh Mariana (phía Tây Thái Bình Dương) với Challenger Deep là điểm sâu nhất hành tinh mà con người phát hiện được.

Các rãnh sâu khác của đại dương Trái Đất (sâu hơn 10.000 mét) bao gồm các rãnh Tonga, Kuril-Kamchatka, Philippine, và Kermadec. Tất cả đều ở Tây Thái Bình Dương.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 4.

Theo nhận định của các nhà khoa học, vùng Hadal là nơi có mật độ và sự đa dạng sống của các loài sinh vật biển vào mức thấp nhất hành tinh. Bởi sao?

Đây là nơi hàng tỉ năm ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu xuống. Không có ánh sáng, không có năng lượng nên nơi đây không chỉ u tối mà còn lạnh đến 1 độ C quanh năm.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đáng sợ nhất! Ác mộng thực sự tại các vùng biển khơi tăm tối này chính là áp suất.

Áp suất thủy tĩnh tăng tuyến tính thêm 1 atm (átmốtphe tiêu chuẩn) cho mỗi 10 mét độ sâu. Do đó, áp suất ở độ sâu vùng Hadal dao động từ 600 đến 1.100 atm. Đây là bức tranh để bạn hình dung: Áp lực nước ở điểm sâu nhất hành tinh bằng với trọng lượng của một tấn đặt lên đầu ngón tay của bạn.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 5.

Trái ngược với các thuyết âm mưu cho rằng, vùng Hadal là một vương quốc bí ẩn, nơi sinh sống của người ngoài hành tinh hay quái vật sâu thẳm, nơi đây dù thiếu khí, dinh dưỡng, ánh sáng... những vẫn có những cư dân của biển cả sinh sống bình thường.

Những cư dân hiếm hoi của vùng đại dương sâu thẳm. Ảnh: Uwe Kils/Wikimedia Commons

Chúng gồm: Họ Rươi [là một họ giun nhiều tơ (Polychaete), với khoảng 500 loài] - Loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Các loài ốc biển thuộc lớp chân bụng - Bộ Giáp xác chân khớp (Amphipods) - và đỉa biển (hải sâm).

Tất cả các loài này thường được tìm thấy ở những vùng biển sâu và thường sống thành tập hợp lớn. Ngoài ra, còn có các loài sứa, cá rắn Viper, tôm đỏ tươi.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 7.

Không phải quái vật kỳ dị, không phải các hiện tượng con người chưa từng biết đến, thảm họa xảy đến tại vùng biển khơi tăm tối (vùng Hadal) có sự can thiệp của chính con người. Hai sự kiện này là minh chứng rõ ràng nhất:

- Thứ nhất: Vào những năm 1970, Rãnh Puerto Rico (Puerto Rico Trench) được chọn làm nơi xử lý chất thải dược phẩm. Chỉ trong vòng 5 năm, 387.000 tấn chất thải đã đổ xuống Rãnh Puerto Rico, một khối lượng tương đương với 880 chiếc Boeing 747.

- Thứ hai: Sứ mệnh Apollo 13 đổ bộ Mặt Trăng bị thất bại năm 1970 khi đó đã mang theo một máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG). Nhiều người cho rằng, RTG vẫn ở trên Mặt Trăng cùng với tàu đổ bộ của nó. Thực tế là, RTG chứa 3,9 kg chất phóng xạ plutonium-238 đã bị vứt bỏ ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, cụ thể tại Rãnh Tonga sâu từ 6000 đến 9000 mét, với lượng phóng xạ khổng lồ có thể tồn tại trong vài nghìn năm.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 8.

Trên khắp đại dương thế giới, vùng Hadal zone gồm các rãnh và các điểm sâu khác nhau. Có tổng 33 rãnh và 11 vùng lõm rải rác khắp đại dương Trái Đất. Độ sâu trung bình của chúng là 8.216 mét.

Tổng diện tích của Hadal zone chỉ chiếm 0,2% toàn bộ đáy biển nhưng chúng lại chiếm đến 45% tổng phạm vi độ sâu.

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 9.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Trong số 33 rãnh, có 26 rãnh (chiếm 84%) nằm ở Thái Bình Dương; 3 rãnh (8%) được tìm thấy ở Đại Tây Dương (8%); 2 rãnh (4%) ở Ấn Độ Dương và 2 rãnh (4%) ở Nam Đại Dương.

Theo các nhà khoa học, phần lớn các rãnh và vùng lõm sâu này được hình thành cách đây 65,5 triệu năm trong thời kỳ Đại Tân sinh (Kainozoi).

Giải mã địa điểm đáng sợ trên Trái Đất, nơi áp lực nặng bằng 1 tấn đặt lên đầu ngón tay - Ảnh 10.

Trái Đất là hành tinh đất đá (Terrestrial planet) duy nhất trong Hệ Mặt trời có các khu vực hút chìm và kiến ​​tạo mảng.

Cả sao Thủy và Mặt Trăng của Trái Đất đều chết về mặt kiến ​​tạo. Sao Hỏa dường như cũng đã ngừng hoạt động kiến ​​tạo, còn sao Kim thì bị chi phối bởi thạch quyển dày với các lớp phủ mantle nóng rẫy.

Trên Trái Đất, các khu vực hút chìm tạo ra lớp vỏ lục địa, có thể nhô ra khỏi đại dương (các lục địa). Người ta đã suy đoán rằng nếu không bị hút chìm, vùng đất vẫn sẽ tồn tại dưới nước và sự sống trên cạn, bao gồm cả con người, sẽ không bao giờ tiến hóa và phát triển.

Bài viết sử dụng nguồn: Independent

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại