Giải mã bí ẩn nọc độc của loài sinh vật “độc” nhất thế giới có thể giết chết cả… voi khổng lồ

Phong Linh |

Được mệnh danh là loài sinh vật “độc” nhất thế giới, nọc độc của ếch phi tiêu khiến hệ thần kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong. Nọc của một con ếch phi tiêu vàng có thể giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi.

giải mã bí ẩn nọc độc của loài sinh vật “độc” nhất thế giới có thể giết chết cả… voi khổng lồ

Nọc độc không chỉ là vũ khí tự về mà con dùng để tấn công, vô hiệu hóa con mồi trong thế giới động vật. Vượt qua vô vàn đối thủ "nặng ký", sinh vật bé nhỏ này lại chính là sinh vật sở hữu nọc độc đáng sợ nhất thế giới: Sinh vật có thể giết người nhanh nhất!

Đó chính là ếch phi tiêu độc (tên khoa học: Dendrobatidae) là một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae chuyên sống ở Trung và Nam Mỹ.

Giải mã bí ẩn nọc độc của loài sinh vật “độc” nhất thế giới có thể giết chết cả… voi khổng lồ - Ảnh 2.

Da của ếch phi tiêu vàng chứ một loại chất độc khiến hệ thần kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong.

Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của chúng được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn. Sát thủ sở hữu nọc độc mạnh nhất trong họ này chính là ếch phi tiêu vàng (Phyllobates terribilis) ở Colombia với kích thước chỉ có 5cm.

Da của chúng tiết ra batrachotoxin, một loại chất độc khiến hệ thần kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong. Nọc của một con ếch phi tiêu vàng có thể giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi.

Loài ếch này có bề ngoài khá rực rỡ và bắt mắt. Tuy nhiên, đừng để vẻ "bắt mắt" đó đánh lừa bởi vì chỉ cần một va chạm nhỏ với da của chúng, tim người có thể ngừng đập nhanh chóng.

So với các loài ếch phi tiêu khác như ếch phi tiêu đen hay ếch phi tiêu nhị sắc, ếch phi tiêu độc Kokoe (Phyllobates aurotaenia) thì độc tính của ếch phi tiêu vàng gấp rất nhiều lần. Điều đáng sợ hơn, nọc độc của chúng có thể tồn tại tới 1 năm!

Nếu lỡ tay chạm vào chúng, điều đó không có nghĩa là bạn có thể bị trúng độc qua da, bởi vì chúng chỉ bài tiết chất độc qua da khi cảm thấy bị đe dọa, tuy nhiên cũng không vì thế mà có thể chạm vào chúng thoải mái.

Tuy là loài ếch bé nhỏ có nọc độc có thể giết chết cả... voi, nhưng tổ tiên của chúng sống cách đây 40 tới 45 triệu năm lại không hề có độc. Sở dĩ chúng có thể tiết nọc độc là do chúng ăn vào các sinh vật có độc tính.

Nhờ khả năng trao đổi chất nhanh, chúng nhanh chóng chuyển hóa các loại chất độc này và có thể chịu đựng, hấp thụ chúng, biến chúng thành vũ khí chết người. Thật vậy, người ta thấy rằng các loài ếch phi tiêu nuôi nhốt không sản xuất nọc độc như trong tự nhiên.

Dù là loài kịch độc nhưng chúng cũng là sinh vật rất yêu quý con cái mình, một nghiên cứu của Ralph Saporito thuộc Đại học Carroll John, Ohio năm 2014 cho thấy nòng nọc con sẽ nhận được một lượng nọc độc để phòng vệ từ ếch mẹ.

Không chỉ được thổ dân sử dụng làm vũ khí chết người, nọc của loài ếch này còn được giới y khoa nghiên cứu nhằm chế tạo thuốc giảm đau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại