Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi "không thể sống thiếu nhau" của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc

IMACHO |

Parasite không chỉ là một bộ phim được viết ra bởi đạo diễn Bong Joon Ho mà còn là tấm gương phản chiếu hiện thực trần trụi về xã hội Hàn Quốc.

Tối ngày 9/2 (giờ địa phương), lễ trao giải Oscar danh giá đã xướng tên Parasite và đạo diễn Bong Joon Ho cho tổng cộng 4 hạng mục quan trọng nhất, bao gồm: Phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản gốc xuất sắc nhất và phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. 

Có thể nói, Parasite là tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất Hàn Quốc năm qua và có lẽ là những năm về sau nữa.

Nó không chỉ là một bộ phim được viết ra bởi đạo diễn Bong Joon Ho mà còn là tấm gương phản chiếu hiện thực trần trụi về xã hội Hàn Quốc.

Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 1.

Parasite xoay quanh cuộc sống của 2 gia đình Kim và Park. Trong đó, cả nhà 4 người của Kim sống chui rúc trong căn nhà gần như xây dưới lòng đất, chỉ có khoảng 1/3 nhà được nhìn thấy... mặt đường. 

Trong một dịp tình cờ, con trai cả nhà Kim được nhận vào làm gia sư cho con gái nhà Park. Từ đó, cuộc sống ký sinh trùng thật sự bắt đầu.

Park là một gia đình giàu có, thuộc giới thượng lưu và không bao giờ phải lo lắng nhà cửa vì lúc nào cũng có người giúp việc đảm nhận. 

Sau khi con trai cả vào được nhà Park, anh đã âm mưu dẫn bố, mẹ và em gái vào đây, với tư cách lần lượt là tài xế, giúp việc và gia sư. 

Họ nhanh chóng nhận được sự tin yêu của nhà Park, thậm chí con gái Park còn đem lòng yêu con trai Kim.

Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 2.
Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 3.

Ngôi nhà lộng lẫy của Park...

Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 4.
Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 5.

Và nơi trú ngụ bán ngầm của gia đình 4 người nhà Kim.

Từ cái tên của Parasite cũng đủ để nói lên mối quan hệ ký sinh trùng của 2 gia đình. Nhà Park không thể sống thiếu gia đình Kim hay tất cả những người nghèo khó nào khác vì họ cần người dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng và chăm sóc các con của mình. 

Về phía nhà Kim lại ghen tị với cuộc sống sang giàu của gia đình Park nên nảy lòng tham, mong kiếm được của hời khi bước chân vào ngôi nhà này.

2 gia đình tuy cách biệt về tầng lớp nhưng họ lại không khác nhau là mấy. Kim đóng vai trò quan trọng đối với gia đình mình nhưng nhà Park lại không hề cảm thông với người nghèo. 

Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua phân đoạn bà Park nói về việc trong xe có mùi củ cải thối hay mùi của người đi tàu điện nhưng thực chất đó là mùi của sự nghèo hèn mà nhà Kim dù có khoác lên mình những bộ đồ đẹp nhất cũng không thể xóa bỏ được thứ mùi đó.

Parasite đã đặt ra câu hỏi mà không phải ai cũng trả lời được: Cuối cùng người giàu hay kẻ nghèo, ai là ký sinh trùng của ai?

Nhà Kim là đại diện cho các gia đình nghèo khó ở Hàn Quốc. Họ luôn phải đối mặt với vô vàn những chi phí xã hội ngày một tăng cao, tiền nuôi con và dù Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục phát triển nhưng tỉ lệ thất nghiệp của người dân nơi đây vẫn ở mức cao.

Chỉ nội ngôi nhà cũng đủ để khán giả thấy được hoàn cảnh khốn cùng, dưới đáy xã hội của gia đình Kim. 

Họ hiếm khi thấy được ánh mặt trời, mùa hè không được thông gió, wifi cũng phải "xài ké" nhà người khác và mùa mưa thì thấp thỏm sợ rằng nhà mình sẽ bị ngập nước.

Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 6.

"Khi trời mưa, người nghèo phải chịu đựng vì nhà cửa họ có thể bị ngập nước trong khi người giàu lại biết ơn những cơn mưa vì tin rằng mưa sẽ làm giảm bớt ô nhiễm không khí. 

Cùng một hoàn cảnh nhưng 2 gia đình lại có cảm nhận khác nhau. Đó là hình ảnh của sự phân cực" - nhà phê bình phim và cũng là giáo sư tại Đại học Kangnam, Kang Yoo-jung, nói.

Vào một ngày tháng 8/2018, một cơn mưa lớn đã đổ xuống Seoul và nhấn chìm rất nhiều căn nhà bán ngầm trong lòng đất, trong đó có ngôi nhà chỉ rộng 23 mét vuông của 2 mẹ con Kim Hee Sun, 46 tuổi.

Hôm đó, Kim Hee Sun đang chuẩn bị đi làm thì nghe tiếng cửa kính bị vỡ và nước tràn vào nhà dữ dội. Mực nước tăng rất nhanh, từ mắt cá chân đến đầu gối và cuối cùng là cổ. 

Vì áp lực nước quá lớn nên Kim Hee Sun không thể mở cửa ra ngoài mà chỉ có thể hét lên kêu cứu. Cô con gái của cô thì bấm số gọi cho cảnh sát nhờ cứu hộ.

Trong biển nước, 2 mẹ con Kim Hee Sun lập tức nghĩ đến nhà vệ sinh, nơi không có lưới bảo vệ. Thế là họ bước lên bậc tam cấp cao 1,3 rồi ra khỏi nhà bằng cách leo ra cửa sổ.

Những cơn mưa như vậy năm nào cũng đổ xuống Hàn Quốc và khiến người sống ở nhà bán ngầm không khỏi lo lắng. 

Mùa mưa cuối tháng 8 năm đó đã nhấn chìm hơn 600 hộ gia đình ở thành phố Eunpyeong-gu, hầu hết là những ngôi nhà bán ngầm. 

Sau khi thoát khỏi ngôi nhà ngập nước, mọi người đều phải ở tạm bên ngoài một thời gian, ngay cả Tết Trung thu cũng không thể trở về.

Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 7.
Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 8.
Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 9.
Từ ngôi nhà bán ngầm trong Ký sinh trùng đến hiện thực trần trụi không thể sống thiếu nhau của người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Hàn Quốc - Ảnh 10.

Những ngôi nhà bán ngầm ở Hàn Quốc.

Theo tiêu chuẩn của chính phủ Hàn Quốc, tiêu chuẩn của một ngôi nhà dành cho 1 người tối thiểu thiểu có diện tích 14 mét vuông, bếp và nhà tắm là 2 khu vực bắt buộc phải có. 

Thế nhưng, dựa trên kết quả khảo sát năm 2015, có hơn 860 nghìn người Hàn Quốc đang sống trong các ngôi nhà bán lòng đất và 90% số đó tọa lạc của các khu đô thị lớn như Seoul, Incheon, Gyeonggi.

Tuy nhiên, trợ lý giáo sư Tiếng Anh tại đại học Hanyang, Im Seo-hee, lại có cách nhìn khác về Parasite. 

Cô cho rằng bộ phim đang chỉ ra lý do mà người nghèo tiếp tục chôn chân trong vũng bùn nghèo khó là do họ làm theo các kế hoạch tồi tệ.

"Những tiếng cười trong phim là dành cho những người nghèo, cười vào cái cách mà họ lập tức hưởng thụ và sống vô tổ chức một khi chủ nhà rời đi, cười vào lúc họ nên cùng nhau giải quyết thay vì gân cổ mà tranh cãi" - Im nói.

Đây là một nhận xét không sai nhưng không hẳn đúng hoàn toàn. Bởi vì người nghèo khó cũng luôn không ngừng cố gắng để vươn lên hoàn cảnh nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như họ mong muốn.

Vào năm ngoái, người dân Hàn Quốc phẫn nộ vì ông Cho Kuk được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Tư pháp. Nguyên nhân bởi vì ông đã sử dụng quyền lực và tiền bạc để đưa con gái vào đại học mà không phải trải qua bất cứ kì thi nào.

Được biết, việc học tập được đặt lên hàng đầu Hàn Quốc. Nhiều gia đình còn chuẩn bị từ lúc con còn nhỏ với mong muốn đứa trẻ có thể đậu đại học. 

Người dân nơi đây tin rằng chỉ cần bước chân vào đại học thì coi như tương lai công việc và cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo. 

Con gái ông Cho Kuk nhờ bố mà được vào đại học một cách dễ dàng khiến dư luận không khỏi phẫn nộ và đây cũng là ví dụ cho thấy người giàu có thể có tất cả những gì họ mong muốn mà không phải tốn quá nhiều công sức. 

Từ đó, xã hội Hàn Quốc vốn đã thiếu bình đẳng nay còn không tạo ra bất kỳ cơ hội nào cho người nghèo được vượt lên số phận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại