Con đường đầy máu và nước mắt của Hoàng hậu Masako với cuộc sống khắc nghiệt trong hoàng gia Nhật Bản: Từ nữ thường dân tới người phụ nữ quyền lực luôn đau đáu một nỗi niềm

Nam Thu |

Hoàng hậu Masako là cựu sinh viên tại hai trường Đại học danh giá là Đại học Harvard và Đại học Oxford. Đồng thời, bà từng là nhà ngoại giao trước khi kết hôn với Thái tử Nhật Bản Naruhito.

Masako là nữ thường dân thứ hai, sau mẹ chồng bà (cựu Hoàng hậu Emerita Michiko), được kết hôn với một thành viên hoàng gia Nhật. Tuy nhiên, quãng thời gian sống trong hoàng cung chưa bao giờ là tươi đẹp đối với bà. 

Masako luôn phải đấu tranh để thích nghi với những hệ tư tưởng cứng nhắc của một trong những chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới.

Masako Owada sinh ra tại bệnh viện Toranomon ở Toranomon, Minato, Tokyo, Nhật Bản. 

Bà là con gái lớn của ông Owada Hisashi, thẩm phán Toà án quốc tế, cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, và bà Egashira Yumiko, từng làm thư ký Tổng giám đốc hãng hàng không Air France Far East trước khi kết hôn. 

Sau khi chào đời, Masako cùng gia đình cư trú tại khu Sakurajōsui, Setagaya, Tokyo thuộc Bộ Ngoại giao.

Masako đã là một công dân toàn cầu trước cả khi đến trường đi học. 

Do nhu cầu công tác của cha mình, Masako đã trải qua thời thơ ấu ở Moscow và New York trước khi trở về Tokyo. Sau đó bà theo học tiểu học, trung học cơ sở và trung học tại trường nữ sinh Công giáo Futaba, Denenchofu, Tokyo.

Năm 1979, gia đình Masako quay trở lại Hoa Kỳ một lần nữa, sau khi cha bà được gửi đến Đại sứ quán Nhật Bản ở Washington, và được mời đến Harvard với tư cách là giáo sư thỉnh giảng của Luật quốc tế.

Con đường đầy máu và nước mắt của Hoàng hậu Masako với cuộc sống khắc nghiệt trong hoàng gia Nhật Bản: Từ nữ thường dân tới người phụ nữ quyền lực luôn đau đáu một nỗi niềm - Ảnh 1.

Masako là nữ thường dân thứ hai, sau mẹ chồng bà (cựu Hoàng hậu Emerita Michiko), được kết hôn với một thành viên hoàng gia Nhật.

Sau khi tốt nghiệp trung học ở Hoa Kỳ, Hoàng hậu tiếp tục học chuyên ngành kinh tế quốc tế tại Harvard và sau đó theo học Khoa Luật của Đại học Tokyo, để học chính trị trước khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh của Bộ Ngoại giao, Nhật Bản năm 1986.

Năm 1988, bà được giao vai trò ngoại giao tập sự tại Vương quốc Anh trong Đại sứ quán Nhật Bản ở London và học tại Đại học Oxford El Balliol trong hai năm.

Do thông thạo ba thứ tiếng là: tiếng Anh, Pháp và Đức, Hoàng hậu đã được cho phép tham gia đàm phán để giải quyết tranh chấp thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, sau khi trở về Nhật Bản.

Hoàng hậu còn được biết đến là người giỏi chơi bóng mềm, trượt tuyết và tennis.

Lần đầu tiên bà gặp Thái tử Naruhito là vào tháng 10 năm 1986, tại một bữa tiệc để chào đón Công chúa Elena của Tây Ban Nha trong chuyến đến thăm Nhật Bản. Ngay lúc đó, Thái tử đã phải lòng Masako. 

Sau 6 năm theo đuổi với hai lần bị từ chối, cuối cùng, vào lần cầu hôn thứ ba, tháng 12/1992, Masako đã nhận lời Naruhito.

Sở dĩ Masako đồng ý là vì Thái tử đã thành thật chia sẻ những lo lắng của mình với bà. Ban đầu Thái tử có hứa rằng sẽ bảo vệ Masako bằng tất cả sức lực của mình trong suốt quãng đời còn lại. 

Nhưng lần này, Thái tử lại cảm thấy phân vân không biết có nên cầu hôn bà nữa hay không. Vì ông sợ bản thân không thể thực hiện theo lời hứa năm xưa đã nói với bà.

Lễ đính hôn của hai người đã diễn ra chính thức vào tháng 1 năm 1993 và sau đó kết hôn vào tháng 6 cùng năm. 

Khoảng 190.000 người mong muốn được chào đón cặp vợ chồng mới cưới này trong một cuộc diễu hành ở trung tâm thành phố Tokyo. 

Bởi vì đối với phần lớn công chúng nói chung, bà sẽ là người có tiềm năng phá vỡ truyền thống 2.600 năm của hoàng gia.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ tiếp theo, những truyền thống bó buộc và kỳ vọng quá lớn của hoàng gia đã khiến bà gần như sụp đổ. 

Cuộc sống hoàng cung của bà chưa bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn, do áp lực từ quy tắc cuộc sống cung đình và phải sinh hoàng nam (bà chỉ sinh được Nội thân vương Aiko). 

Từ tháng 12 năm 2003, bà đã không thể tiếp tục tham gia các hoạt động ngoại giao với tư cách là một Thái tử phi, dù được Thái tử ở bên cạnh bảo vệ và yêu thương.

Dòng kế vị ngai vàng của hoàng gia Nhật Bản dựa trên Luật gia đình hoàng gia, hiện tại, chỉ có nam giới được phép lên ngôi. 

Đã có cuộc tranh luận về việc có nên cho phép phụ nữ của gia đình hoàng gia kế vị ngai vàng hay không. Nhưng vẫn chưa có bước thay đổi đáng kể nào được thực hiện.

Cặp vợ chồng chỉ có duy nhất một người con gái, công chúa Aiko, sinh năm 2001. Aiko hiện đang là học sinh năm ba tại trường trung học Gakushuin Girls, ở Tokyo.

Con đường đầy máu và nước mắt của Hoàng hậu Masako với cuộc sống khắc nghiệt trong hoàng gia Nhật Bản: Từ nữ thường dân tới người phụ nữ quyền lực luôn đau đáu một nỗi niềm - Ảnh 2.

Masako ở bên cạnh chồng, Thái tử Naruhito, và con gái của mình.

Sau khi hạ sinh được đứa con gái đầu lòng, Masako tiếp tục gặp áp lực từ phía hoàng gia khi bị ép phải sinh con trai. Và bà đã bắt đầu phải điều trị các bệnh về thể chất và tinh thần từ năm 2003.

Năm 2004, cơ quan Hoàng gia tiết lộ bà đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn điều chỉnh, một chứng bệnh tâm thần liên quan đến trầm cảm hoặc áp lực kéo dài. 

Do đó, Masako thường xuyên vắng mặt trong các sự kiện quan trọng và không thể làm tròn trách nhiệm của mình.

Hai tháng trước thông báo đó, Thái tử Naruhito lúc bấy giờ đã thành thật chia sẻ trong một cuộc họp báo rằng, chính áp lực từ phía Hoàng gia và việc đau khổ khi bị cấm ra nước ngoài đã khiến Hoàng hậu Masako bị kiệt sức.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, Hoàng hậu đã dần dần quay trở lại với các hoạt động của mình. Bao gồm việc thăm trẻ em tại các cơ sở phúc lợi và tìm hiểu về các phương pháp dùng động vật để điều trị cho các em nhỏ bị bệnh.

"Tôi muốn cống hiến sức lực và thời gian của mình cho hạnh phúc của tất cả người dân Nhật Bản. 

Vì vậy bản thân tôi đang cố gắng nỗ lực hết mình để đạt được điều đó. Tôi rất vui vì mình ngày càng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn", bà nói trong ngày sinh nhật của mình vào tháng 12 năm ngoái.

Đồng thời Masako cũng nói rằng mình rất hiểu nỗi đau của những đứa trẻ bị bệnh về tâm lý. Vì chính bản thân bà cũng đã phải chịu đựng trong suốt quãng thời gian dài đấu tranh với chứng rối loạn điều chỉnh.

Con đường đầy máu và nước mắt của Hoàng hậu Masako với cuộc sống khắc nghiệt trong hoàng gia Nhật Bản: Từ nữ thường dân tới người phụ nữ quyền lực luôn đau đáu một nỗi niềm - Ảnh 3.

Dưới đây là danh sách những sự kiện lớn trong cuộc đời của Hoàng hậu Masako.

- Ngày 9 tháng 12 năm 1963: Ngày Hoàng hậu Masako được sinh ra.

- Tháng 9 năm 1981: Bà nhập học Đại học Harvard.

- Tháng 6 năm 1985: Là sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Harvard.

- Tháng 4 năm 1986: Bà theo học tại Đại học Tokyo.

- Ngày 18 tháng 10 năm 1986: Hoàng tử Naruhito và Masako Owada lần đầu tiên gặp nhau tại tiệc chiêu đãi để chào đón Công chúa Elena Tây Ban Nha.

- Tháng 4 năm 1987: Bà gia nhập Bộ Ngoại giao.

- Tháng 7 năm 1988: Bà chuyển đến Anh để học tại Đại học Oxford, Balliol College.

- Tháng 8 năm 1992: Thái tử Naruhito, Masako Owada gặp lại nhau tại nhà của cựu nhà ngoại giao Kensuke Yanagiya.

- Ngày 3 tháng 10 năm 1992: Thái tử Naruhito lần đầu tiên cầu hôn Masako Owada tại Khu bảo tồn vịt hoang dã Hoàng gia Shinhama ở Ichikawa, tỉnh Chiba.

- Ngày 12 tháng 12 năm 1992: Bà nhận lời cầu hôn của Thái tử Naruhito.

- Ngày 9 tháng 6 năm 1993: Bà và Thái tử Naruhito kết hôn.

- Tháng 11 năm 1994: Cặp đôi đến thăm các quốc gia Trung Đông trong chuyến đi nước ngoài chính thức đầu tiên.

- Ngày 1 tháng 12 năm 2001: Con gái của Masako, Công chúa Aiko, chào đời.

- Ngày 11 tháng 3 năm 2011:Trận động đất, và sóng thần kinh hoàng đã tấn công vùng đông bắc Nhật Bản, gây ra thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Cặp đôi đến thăm những người bị ảnh hưởng tại các trung tâm sơ tán trong những tháng tiếp theo.

- Ngày 9 tháng 6 năm 2018: Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày cưới.

- Ngày 1 tháng 5 năm 2019: Masako chính thức trở thành Hoàng hậu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại