Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương

VŨ HUẾ |

Nhưng vẫn có một cách đơn giản để chặn đứng sự gây hại của chúng là… cho lên đĩa!

Cá sư tử (Lionfish) là một loài cá có vây gai độc, sống tại vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên vì sở hữu ngoại hình bắt mắt, chúng "mê hoặc" người chơi cá cảnh. Họ đưa chúng lên tàu thuyền, máy bay đáp xuống Đại Tây Dương. 

Khí hậu nơi đây ấm áp thích hợp cho "sinh con đẻ cái", cá sư tử nhanh chóng mở rộng quân số và trở thành thảm họa sinh thái.

Đẹp nhất thế giới sinh vật biển

Nếu là người yêu cá cảnh, bạn sẽ chẳng thể nào thoát khỏi sự quyến rũ vô hạn từ bề ngoài diễm lệ của cá sư tử. Với bộ vây dài xòe rộng ra tứ phía đầy màu sắc, chúng đích thực là "hoa hậu" của thế giới đại dương.

Không chỉ bộ vây mà toàn bộ cơ thể cá sư tử đều là kiệt tác. Trên cái đầu của bộ mặt nhìn như… sầu hết phần thiên hạ là cặp xúc tu hốc mắt độc đáo. Mỗi một loài cá sư tử lại có một kiểu "râu mắt" khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng, chúng vừa có tác dụng làm mồi giả đánh lừa con mồi, vừa là công cụ thu hút bạn khác giới.

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 1.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 2.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 3.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 4.

Trên khắp cơ thể của cá sư tử là các lằn sọc sặc sỡ, có nhiều màu từ đỏ, đen, nâu đến cam, vàng, trắng. Với chiều dài từ 5-45cm, cân nặng trên dưới 1kg và vũ điệu tán tỉnh phức tạp, chúng hệt như những vũ công kỳ tài dưới nước, phô diễn vẻ đẹp khó bì.

Ăn như hạm và đẻ siêu nhiều

Có tổng cộng 12 loài cá sư tử, tuổi thọ dao động từ khoảng 5-15 năm. Khác với vẻ ngoài xinh như tiên và cặp môi bĩu sâu đầy buồn bã, chúng là "sát thủ" tàn độc hàng đầu.

Thức ăn của cá sư tử là cá nhỏ (cá con hoặc cá kích thước nhỏ), động vật không xương sống và thân mềm. Chúng bơi lội rất thong thả, chậm như đứng yên nhưng tốc độ đớp mồi thì nhanh đến mức mắt thường không nhìn kịp.

Là kiệt tác của đại dương, nhưng cực kỳ tàn khốc khi săn mồi

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương

Đặc biệt, loài cá này còn khôn ngoan đi săn theo đàn. Với bộ vây rộng, chúng dễ dàng lùa con mồi vào một góc, sau đó thoải mái tận hưởng bữa ngon.

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương

Mỗi một lần đến lứa, cá sư tử cái lại hình thành hai cụm trứng có thể gồm 15.000 quả trứng. Chúng cũng sinh sản quanh năm nên thành ra "con đàn cháu đống" siêu nhanh.

Vây gai lưng có độc, không thể bị săn

Tính ra, cá sư tử chỉ mới có mặt ở biển Đại Tây Dương và Caribean từ năm 1990, do những người thích chơi cá cảnh chán chơi đem thả xuống biển. Thế nhưng chỉ sau khoảng 10 năm, chúng đã đủ đông để trở thành thảm họa.

Trên khắp các rạn san hô của Đại Tây Dương, cá sư tử điên cuồng tàn sát và sinh đẻ. Nhờ bộ vây gai lưng siêu dài có độc, chúng an toàn khỏi tất thảy các sinh vật biển ăn thịt khác.

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 8.

Thảm hơn cả là các loài cá ở biển Đại Tây Dương không hề được chuẩn bị để đối phó với "kẻ thảm sát" này. Thế nên mớ cá con chỉ đơn giản là miếng ngon bày sẵn. Một khi chúng đã bị giết trước khi kịp "thành niên", sự suy giảm quần thể là không thể tránh.

Chỉ khoảng 20 năm sau ngày cá sư tử xuất hiện ở Đại Tây Dương, người ta ước tính sự đa dạng sinh vật biển đã giảm tới 80%.

Nhưng vẫn bị con người… cho lên đĩa làm món ngon

Không thể để mặc cá sư tử hoành hành, các ủy ban bảo tồn sinh vật biển bắt đầu hành động. Tại Florida (Mỹ), Ủy ban Bảo tồn Cá và Động vật Hoang dã (Fish and Wildlife Conservation Commission) "mạnh tay" trả hẳn 5.000 dollar/25 con (khoảng 116 triệu vnđ) cho ngư dân đánh bắt cá sư tử.

Các nhóm bảo tồn khác và nhiều cửa hàng lặn cũng nhiệt tình hợp tác, bằng cách tổ chức các giải đấu câu cá, hy vọng bắt giết được càng nhiều cá sư tử càng tốt.

Tuy nhiên, đa phần các cách này đều không mấy hiệu quả. Cá sư tử vốn đẻ dày và đẻ sai nên số lượng sớm được phục hồi.

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 9.

Cá sư tử có độc, nên rất khó bắt

Cuối cùng, Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Oceanic and Atmospheric Administration) vào cuộc. "Nếu đã không thể diệt, vậy thì cứ việc ăn chúng thôi," – họ hạ cú chót.

Kỳ thực, độc của cá sư tử không chỉ đáng ngại với các sinh vật biển mà với cả con người. Chỉ cần bị chúng đâm trúng bằng một gai vây lưng thôi cũng đủ đau đến muốn ngất. Mặc dù độc của cá sư tử không đến nỗi gây tử vong, nhưng vẫn gây khó thở, nôn mửa.

Tuy nhiên nếu loại bỏ mớ vây gai lưng hoặc trung hòa độc, cá sư tử lập trở thành món ngon. Các thớ thịt của chúng tương đối dày, màu trắng đẹp mắt và mùi vị thì thơm ngọt giống như thịt cá mú.

Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 10.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 11.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 12.
Con cá đẹp lộng lẫy này hóa ra đang là một thảm họa sinh thái rất nguy hiểm với toàn Đại Tây Dương - Ảnh 13.
 Không quản lý được thì chén!

Chiến dịch "Ăn bền vững, xơi cá sư tử" chào đời, vừa tiện bảo vệ hệ sinh thái lại vừa no bụng. Có không ít cách để chế biến cá sư tử, ví dụ như chiên, hầm, xào, vắt chanh, tẩm bột… Mặc dù hơi vất vả để bắt được chúng, nhưng với tiềm năng kinh tế và ẩm thực lớn, chuyện "dọn dẹp" loài xâm lấn gây hại này nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành.

Tham khảo Mnn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại