Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ

B. Bình |

Vào buổi tối đêm trăng rằm tháng 8, trẻ em dìu dắt nhau từng đàn từng lũ rước đèn, đánh trống, thậm chí dùng cả xoong nồi đánh vang cả đường phố, đường làng... là những kí ức không thể nào quên trong kí ức của nhiều người.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 1.

Chợ trung thu Hà Nội năm 1987.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 2.

Mùa trung thu tại Hà Nội vào những năm thập niên 1990, trong ảnh là cô bán đèn cù quay đang "chào hàng" với một bé gái bên quán nước. Ảnh: Tân Phú Quê Tôi.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 3.

Các loại đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ... được bày bán la liệt tại chợ Sài Gòn vào khoảng thập niên 1990.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 4.

Các loại đồ chơi trung thu phong phú được bày bán.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 5.

Một cửa hàng điện tử tại thị xã Cao Bằng bày bán thêm đèn ông sao và đồ chơi trung thu. Ảnh được nhiếp ảnh gia Bruno Barbey chụp năm 1994.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 6.

Chiếc đèn ông sao với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng để trông trăng là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, với mùa trung thu năm xưa. Ảnh: Salut Saigon & Salut Les Copains.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 7.

Không khí rộn ràng, bình dị trong mùa trung thu gây thương nhớ cho thế hệ 8X, 9X. Ảnh: Salut Saigon & Salut Les Copains.

Những hình ảnh Tết trung thu ngày xưa khiến lòng người nôn nao, thương nhớ - Ảnh 8.

Hình ảnh phá cỗ đêm trăng rằm luôn khiến các cô bé, cậu bé vô cùng háo hức và chờ đợi.

Phong tục và ý nghĩa của ngày Tết trung thu

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ,... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường phố, đường làng...

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị, theo TTXVN.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại